7 Tình Trạng Thiếu Vi Chất Dinh Dưỡng Thường Gặp Nhất

11:37AM 27/09/2016, Khác

Chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sức khỏe, đa số các chất dinh dưỡng cần thiết đến từ những bữa ăn hàng ngày. Tuy vậy, thực đơn của bạn có thể chưa hoàn thiện, dẫn đến tình trạng thiếu vi chất.

Dưới đây là 7 tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng thường gặp nhất:

Thiếu sắt

Sắt là chất khoáng vô cùng thiết yếu. Sắt cấu tạo nên các tế bào hồng cầu, đóng vai trò quan trọng trao đổi oxy với tế bào.

Thiếu sắt là một trong những tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới, ảnh hưởng đến khoảng 25% dân số toàn cầu. Thiếu sắt gây tình trạng thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm xuống và máu không thể mang oxy đi nuôi cơ thể được nữa khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm miễn dịch và suy giảm chức năng não bộ.

Mặc dù vậy, bạn không nên bổ sung sắt trừ khi bạn thực sự cần. Quá nhiều sắt sẽ có hại cho cơ thể. Tốt nhất hãy ăn nhiều thực phẩm chứa sắt đề bổ sung.

Thiếu iod

Iod là vi chất quan trọng trong hoạt động và sản xuất hormon của tuyến giáp. Hormon tuyến giáp tham gia vào rất nhiều quá trình trong cơ thể như  tăng trưởng, phát triển trí não và duy trì sự vững chắc của xương. Hormon tuyến giáp cũng tham gia vào điều chỉnh tỷ lệ chuyển hóa.

Thiếu iod chiếm khoảng 1/3 dân số thế giới. Thiếu iod gây phì đại tuyến giáp (bướu cổ), làm tăng nhịp tim, thở dốc và tăng cân. Thiếu iod nặng ở trẻ nhỏ có thể gây ra những hậu quả ngiêm trọng như chậm phát triển và rối loạn phát triển tâm thần.

Những thực phẩm giàu iod: rong biển, cá, chế phẩm từ sữa như sữa chua, trứng.

Thiếu vitamin B12

Vitamin B12, hay còn gọi là cobalamin, là loại vitamin tan trong nước, cần thiết cho sự tạo máu cũng như các chức năng thần kinh và não bộ. Mọi tế bào trong cơ thể đều cần vitamin B12 để hoạt động bình thường, nhưng cơ thể lại không tự sản xuất ra vitamin B12 được. Bởi vậy, chúng ta chỉ có thể bổ sung vitamin B12 từ thực phẩm và các loại thuốc hỗ trợ.

Vitamin B12 chỉ tìm thấy trong thực phẩm làm từ động vật. Bởi vậy những người không ăn thức ăn từ động vật (những người ăn chay) sẽ có nguy cơ thiếu vitamin B12 cao hơn.

Việc hấp thu vitamin B12 phức tạp hơn các loại vitamin khác, bởi cần sự hỗ trợ của một loại protein. Một vài người thiếu loại protein này sẽ cần phải tiêm B12 hoặc uống thuốc bổ sung với liều cao.

Triệu chứng của thiếu vitamin B12 là thiếu máu hồng cầu khổng lồ, một rối loạn về máu làm các tế bào hồng cầu phình to ra. Những triệu chứng khác bao gồm suy giảm chức năng não bộ và tăng nồng độ hoocmôn cysteine.

Những thực phẩm giàu vitamin B12: động vật có vỏ như nghêu sò, nội tạng động vật, thịt, trứng và sữa.

Thiếu canxi

Canxi rất cần thiết cho tất cả các tế bào. Canxi khoáng hóa xương và răng. Nếu không có canxi, tim, cơ bắp và dây thần kinh không thể hoạt động được.

Nồng độ canxi trong máu được điều chỉnh rất chặt chẽ, khi cơ thể thiếu canxi, canxi sẽ được giải phóng từ xương. vậy nên thiếu canxi gây loãng xương ở người trưởng hành hoặc còi xương ở trẻ nhỏ.

Những thực phẩm giàu canxi: cá có xương, các chế phẩm từ sữa và rau có lá xanh đậm (cải xoăn, rau bina, bông cải xanh và cải bắp).

Thiếu vitamin A

Vitamin A giúp hình thành và duy trì làn da, răng, xương và màng tế bào khỏe mạnh. Hơn nữa, vitamin A tạo ra các sắc tố mắt – rất cần thiết cho thị lực.

Thiếu vitamin A có thể gây ra những tổn thương tức thời và lâu dài đối với mắt, có thể sẽ dấn đến mù lòa. Trên thực tế, thiếu vitamin A là nguyên nhân số 1 dẫn đến mù lòa trên thế giới. Thiếu vitamin A đồng thời cũng làm suy giảm chức năng miễn dịch, tăng tỷ lệ tử vong, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy những đối tượng này thường được bổ sung thêm viên vitamin A.

Tuy nhiên nếu bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây ngộ độc.

Thiếu magie

Magie là chất khoáng thiết yếu của cơ thể, cần thiết cho việc hình thành răng và xương, tham gia vào hơn 300 phản ứng enzym.

Thiếu magie liên quan đến một số bệnh như tiểu đường typ 2, hộichứng chuyển hóa, bệnh tim và loãng xương. Triệu chứng chính của thiếu magie là rối loạn nhịp tim, chuột rút, hội chứng chân không yên, mệt mỏi và đau nửa đầu. Khó nhận thấy hơn, những triệu chứng lâu dài của thiếu magie là tăng huyết áp và kháng insulin.

Thiếu kẽm

Kẽm là yếu tố vô cùng quan trọng, cần thiết cho sự duy trì hoạt động của khứu giác, xây dựng một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, kích hoạt các enzyme và hình thành DNA.

Nó đồng thời cũng góp phần làm đẹp cho làn da và mái tóc của bạn. Y học cho rằng kẽm có thể thúc đẩy quá trình sản xuất testosterone ở nam giới, tăng cường sức khỏe của em bé trước khi sinh. Thiếu kẽm có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như như tiêu chảy, bất lực, chậm phát triển, chán ăn, rụng tóc, mắt và da tổn thương, suy giảm miễn dịch.


Theo Tú Linh (daikynguyenvn.com)