Bạn Biết Gì Về Đề Mở?

08:56AM 27/04/2011, Khác

“Các em thích thi đề đóng hay đề mở?” Có bao giờ giáo viên của bạn hỏi bạn câu hỏi này trước khi một kỳ thi diễn ra?

“Đề mở” là dạng đề mang tính gợi mở, kích thích khả năng tư duy, phát triển trí thông minh. Nếu bạn nghĩ như thế là “đề mở” thì chưa đủ. Đối với tớ khi nhắc đến “đề mở” thì “đề mở” còn phải là: Được phép đem tài liệu vào phòng thi, được phép mở tài liệu để làm bài thi mà không bị giám thị…“bắt”. (Từ đây bạn có thể suy ra nghĩa của “đề đóng” là như thế nào rồi ha. Đề đóng là đề khi đi thi bạn không được phép mang một bất cứ tài liệu nào vào phòng thi). Bạn tự hỏi chuyện lạ gì đang xảy ra? Sẽ không lạ nếu bạn đang là sinh viên của một trường Trung cấp hay một trường Cao đẳng hay một trường Đại học nào thì chuyện này được xem như là chuyện mặt trời mọc ở hướng đông là điều hiển nhiên vậy.

Với đề mở, bạn sẽ không phải tốn nhiều thời gian cho việc ngồi nhai đi nhai lại một khối lượng kiến thức vừa khổng lồ vừa khó nuốt. Đặc biệt là với những công thức toán học dài dòng, phức tạp; những mốc sự kiện, thời gian lịch sử không thể hình dung ra nổi cách nào để nhớ. Những vấn đề mà chỉ có “sách vở mới hiểu, ta không hiểu” cũng dễ dàng được giải quyết…Thay vào đó, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để dành cho những việc khác quan trọng hơn, ý nghĩa hơn.

Với đề mở, ai cũng có thể làm được bài thi dù cho bạn có học bài hay không. Một điều khó có thể xảy ra trong “đề đóng” . Điều quan trọng là bạn sẽ nhận được điểm cao hay thấp mà thôi.

Tuy nhiên, chuyện đâu phải lúc nào cũng dễ dàng như vậy. Đề mở thông thường không có đề cương ôn, câu hỏi ôn tập chung sau khi kết thúc môn mà phải ôn hết từ đầu đến cuối. Do đó, bạn sẽ khó hình dung được phần nào giáo viên cho là quan trọng hay không quan trọng và bạn khó có thể đón trước được giáo viên sẽ hỏi gì, cho gì.

Ngoài ra với tâm lý chung đi thi mà được mang tài liệu vào phòng thi thì cần gì phải ôn bài, cần gì phải học bài cho kỹ (Nếu bạn đang nghĩ vậy thì bạn đã ăn phải một quả nhầm cực lớn). Nhiều bạn ỷ y không thèm đọc tới một chữ trong sách, trong vở hoặc không nghe giảng khi lên lớp hoặc không ghi chép đầy đủ, do đó có thể bỏ qua rất nhiều điểm quan trọng mà trong quá trình giảng giáo viên thường nhấn mạnh, đòi hỏi sinh viên cần lưu ý. Và tới lúc đi thi thì lại chỉ liếc mắt đọc sơ sơ cho có lệ, không cần phải nhớ chi cho mệt. Hậu quả, khi vào phòng thi, cầm cái đề đọc đi đọc lại không dưới chục lần mà vẫn không biết nội dung câu hỏi đó nằm ở đâu, có hay không có trong mớ tài liệu mình mang theo. Kết quả là điểm không như mong muốn hay thậm chí bị rớt môn do không đạt điểm yêu, = 5 rồi phải thi lại, học lại. Thêm vào đó, vô tình chung bạn sẽ tự tạo cho mình những lỗ hỏng về kiến thức và không đảm bảo được đủ lượng kiến thức đọng lại như yêu cầu của chương trình học, cần thiết cho quá trình thi tốt nghiệp, đi làm sau này vì “chỉ cần mở sách, vở ra là làm được cần gì học cho mệt”. Dĩ nhiên là bạn có thể học lại nhưng như vậy thì tốn rất nhiều thời gian, chưa kể tới tiền chi cho học phí.

Vậy, bạn sẽ chọn “đề đóng” hay “đề mở”? Hay sẽ chọn cả hai? Hay sẽ không chọn bất cứ một trong hai?


Theo Trần Hạnh (MTO)