Công Sở Và Những Điều Cấm Kỵ

11:01AM 29/01/2011, Khác

Chốn công sở có rất nhiều điều “cấm kỵ” mà vì một lý do nào đó mà bạn chưa để mắt tới. Bạn có tin rằng chính những lần “thờ ơ” với những điều cấm kỵ đó mà tương lai công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng không? 

Luôn coi mọi đồng nghiệp là bạn bè

Có rất nhiều người luôn coi mọi đồng nghiệp là bạn bè nên có chuyện gì đều tâm sự hết với những đồng nghiệp của mình. Nên nhớ rằng, có nhiều đồng nghiệp sẽ không tốt và đáng tin như bạn nghĩ. Nếu như biết được điểm yếu của bạn họ sẽ lợi dụng chúng để làm lợi cho địa vị cũng như cho công việc của họ. Tuy số đồng nghiệp này không nhiều nhưng không phải là không có. Chính vì thế bạn nên chọn những đồng nghiệp đáng tin cậy để chơi và kết bạn. Còn những người chuyên ghen tỵ và đố kỵ với người khác thì nên tránh xa. Cũng đừng nên kể cho họ những gì bạn biết, đề phòng họ sẽ nói rằng chính bạn là người tạo ra thị phi ở công ty chứ không phải họ. Hơn nữa bạn không nên đem chuyện gia đình ra  “buôn bán” ở công ty.

Nói quá nhiều

Các cụ xưa thường dạy: “Nói dài, nói dai, ắt sẽ nói dại” quả là không sai. Có rất nhiều nhân viên vì muốn chứng tỏ bản lĩnh cũng như muốn thể hiện khả năng của mình trước lãnh đạo nên đã chọn phương pháp: nói nhiều. Họ có thể nói mọi lúc, mọi nơi thuộc mọi đề tài và mọi lĩnh vực khác nhau để chứng minh cho mọi người thấy rằng: ở lĩnh vực nào họ cũng am hiểu. Thực ra, việc làm này thường đem lại hậu quả nhiều hơn là hiệu quả. Bạn nói nhiều không chứng tỏ bạn thông minh hay hiểu biết sâu rộng mà chỉ chứng minh một điều: bạn không biết khiêm tốn và hay làm phiền người khác. Sếp sẽ không hài lòng với một nhân viên nói quá nhiều như bạn. Một người thực sự thông minh thể hiện ở việc họ nói ít nhưng làm nhiều, đem lại hiệu quả thực sự cho công ty chứ không phải những lời nói suông và sáo rỗng. 

Nói chuyện “Sex” trước mặt sếp

Giả như sếp và nhân viên cùng ăn cơm rồi cùng trò chuyện sau bữa ăn. Lúc này bạn nghĩ sếp cũng như những nhân viên khác, có thế ngồi nói chuyện tếu táo hoặc nói những chuyện “thầm kín” thì bạn đã mắc một sai lầm lớn. Những vị sếp hay lãnh đạo luôn tỏ rõ sự uy phong cũng như tư cách của mình trước mặt nhân viên. Chính vì thế có thể những chuyện đó không xa lạ gì với họ nhưng rất ít khi thậm chí sẽ không bao giờ họ nói ra trước mặt nhân viên của mình. Đơn giản là những vấn đề này ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến hình tượng cũng như uy tín của họ. Nếu như bạn hào hứng nói chuyện “Sex” thì sếp sẽ nhìn bạn bằng một con mắt khác, lúc này bạn cảm thấy tư cách của mình trong mắt sếp bị giảm đi trông thấy.

“Tám” chuyện riêng riêng của sếp

Có rất nhiều người luôn coi mọi đồng nghiệp là bạn bè nên có chuyện gì đều tâm sự hết với những đồng nghiệp của mình. Nên nhớ rằng, có nhiều đồng nghiệp sẽ không tốt và đáng tin như bạn nghĩ. Nếu như biết được điểm yếu của bạn họ sẽ lợi dụng chúng để làm lợi cho địa vị cũng như cho công việc của họ. Tuy số đồng nghiệp này không nhiều nhưng không phải là không có. Chính vì thế bạn nên chọn những đồng nghiệp đáng tin cậy để chơi và kết bạn. Còn những người chuyên ghen tỵ và đố kỵ với người khác thì nên tránh xa. Cũng đừng nên kể cho họ những gì bạn biết, đề phòng họ sẽ nói rằng chính bạn là người tạo ra thị phi ở công ty chứ không phải họ. Hơn nữa bạn không nên đem chuyện gia đình ra  “buôn bán” ở công ty.

Điều này không cần giải thích thì bạn cũng hiểu vì sao không nên làm như vậy. Có thể sếp có rất nhiều bí mật không tốt nào đó, những việc mà người khác không biết nhưng vì một lý do nào đó bạn lại “nắm bắt” được. Tốt nhất lúc này đừng kể hay “buôn chuyện” của sếp với người khác. “Tám” rồi bình luận chuyện của người khác sau lưng họ đã là một việc không nên làm. Hơn nữa, đấy lại là sếp- lãnh đạo của bạn. Nếu sếp biết bạn chính là người tạo ra “thị phi” ở công ty thì bạn có thể yên ổn để làm việc không? Sếp sẽ nhìn bạn với ánh mắt và thái độ như thế nào? Công việc cũng như con đường thăng tiến của bạn sẽ bị ảnh hưởng không? Hãy suy nghĩ kỹ trước khi định tạo ra một vụ “xì căng đan” nào đấy.

Ăn mặc lòe loẹt, hở hang

Nếu như công ty không yêu cầu nhân viên mặc đồng phục thì đây là cơ hội tốt để bạn có thể chứng minh khiếu thẩm mỹ của mình. Tuy nhiên, công sở không phải là sàn diễn thời trang, cũng không phải là nơi bạn khoe “3 vòng” rất chuẩn của mình. Có nhiều nhân viên từ quần áo cho đến các phụ kiện như đồ trang sức, giày dép, túi xách lại kết hợp quá nhiều màu sắc với nhau , nhìn từ xa trông giống như một chiếc cầu vồng di động. Ăn mặc như vậy sẽ gây nên sự phản cảm lớn từ đồng nghiệp và cấp trên. Cũng có nhiều nữ nhân viên ăn mặc quá hở hang khi đến công sở. Mặc dù có nhiều người cho là đẹp và hiện đại nhưng đại đa số mọi người sẽ có cái nhìn không thiện cảm với những bộ trang phục quá “thiếu vải” như thế. Đừng nên biến mình thành tâm điểm bàn tán trong việc ăn mặc tại nơi công sở, như vậy bạn sẽ không thể toàn tâm toàn trí tập trung hoàn thành tốt công việc của mình. 

Xem những trang web đen ở công sở

Hiện nay, mọi công sở đều có kết nối Internet để nhân viên có thể làm việc và cập nhập thông tin một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, có khá nhiều nhân viên nam khi có thời gian rỗi thường tò mò truy cập vào các trang web đen để xem và cùng nhau bình luận. Đây chính là một trong những hành vi xấu, một vết đen trong môi trường văn hóa văn minh như công sở. Đừng cho rằng khi bạn lén lút xem như vậy sếp và đồng nghiệp lại không biết. Không có gì khó khi họ kiểm tra máy tính cá nhân trong một ngày làm việc, đặc biệt đối với những công ty máy tính thì việc này trở nên quá đơn giản. Hơn nữa, việc làm “không văn minh” nayd của bạn sẽ phải nhận những cái nhìn thiếu thiện cảm và những lời đánh giá tư cách không mất tốt đẹp từ người khác. Đừng để mình luôn bị đồng nghiệp nói rằng: “ Anh A thì tốt nỗi gì , suốt ngày xem các trang web đen”. 

Biến phòng làm việc thành nơi để rác

Bạn là một nhân viên không gọn gàng, tiện đâu là vứt đấy. Mặc dù hằng ngày đều có lao công vào giúp bạn dọn dẹp lại phòng nhưng cứ đến chiều căn phòng làm việc của bạn lại ngập trong vỏ kẹo, vỏ nước ngọt và vô vàn những thứ” hầm bà lằng” khác. Không ai có thể chấp nhận làm cùng với một đồng nghiệp chuyên xả rác như bạn. Hành động này chỉ chứng tỏ bạn là một người cẩu thả, không ngăn nắp, không biết tự sắp xếp mọi thứ của mình trở nên ngay ngắn hơn. Thử hình dung, khi sếp bước vào phòng nhân viên với đầy bã kẹo cao su, vở giấy báo, tàn thuốc lá thì sếp sẽ đánh giá tinh thần làm việc của bạn như thế nào? Đừng nên biến phòng làm việc thành nơi chứa rác. 

Gọi và nghe điện thoại quá lâu

Nên nhớ công sở là nơi làm việc chứ không phải là nơi giao lưu tình cảm. Có thể trong giờ bạn nhận được điện thoại của gia đình và người thân, vì một lý do nào đó bạn đã nghe đến 30 phút, khi quay trở lại phòng làm việc chắc chắn bạn sẽ nhận được cái nhìn đầy dò xét và không hài lòng của cấp trên. Dù có việc quan trọng đến đâu thì cũng nên nói điện thoại tối đa trong vòng 10 phút rồi tiếp tục quay trở lại với công việc của mình. Cũng có nhiều nhân viên dùng điện thoại của công ty để “tám” với bạn bè trong một khoảng thời gian khá lâu. Việc làm này không những gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của bản thân người gọi mà còn ảnh hưởng đến những nhân viên khác. Bạn chỉ nên gói gọn thời gian gọi và nghe điện thoại trong vòng 10 phút. 

Luôn ghen tỵ với đồng nghiệp

Bạn có một đồng nghiệp luôn ghen tỵ với mọi thành tựu của người khác và ngay cả với bạn. Đồng nghiệp đó luôn tìm những điểm yếu của bạn và mọi người trong công việc để chê trách và báo cáo với cấp trên. Có một người cùng làm việc với mình trong một không gian bé như công sở ắt hẳn bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu? Nếu như chính bạn là nhân viên này thì sớm muộn bạn cũng sẽ tự đào thải chính mình. Sẽ không có đồng nghiệp nào yêu quý và sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn. Cũng không có vị sếp nào đánh giá cao một nhân viên chuyên chỉ đi nói xấu và ghen tỵ với người khác như vậy.


Theo doanhnhan.net