Hành Trình Đi Tìm Giấc Ngủ Đúng

07:03AM 12/04/2012, Khác

Một giấc ngủ không đủ chất lượng là nguyên nhân của một số bệnh về tinh thần lẫn thể chất như mệt mỏi hay thậm chí là bệnh tim mạch. Nhất là trong dịp Tết, mọi người dễ "vui quá đà" để sau đó trằn trọc với chứng rối loạn giấc ngủ. Khi đó, bạn sẽ cần đến những thông tin về hành trình đi tìm lại giấc ngủ đúng dưới đây.

Bạn có bao giờ thức dậy sau một đêm và cảm thấy như mình vẫn chưa chợp mắt tí nào, dù đã ngủ đủ 8 tiếng? Cơ thể luôn có những nhu cầu riêng đối với giấc ngủ. Nhất là trong dịp Tết, chúng ta lại càng nên xem xét lại lịch trình ngủ, nghỉ và có một chế độ khoa học thích hợp.

Đó cũng chính là vấn đề của tôi trong suốt thời gian qua, nhưng bây giờ nó đã khác khi tôi đến khám ở bác sĩ Lim Li Ling, Giám đốc Y khoa trung tâm giấc ngủ và thần kinh Singapore, đồng thời là Giám đốc bệnh viện Singapore General Hospital, khoa rối loạn giấc ngủ. Theo bác sĩ Lim, một kết quả được thẩm định bởi hội đồng y khoa về giấc ngủ của Mỹ cho biết: Một giấc ngủ ngon là chìa khóa thành công cho chính bản thân con người. Nó là cơ sở giúp bộ não chạy tốt. Bà tiết lộ: "Giấc ngủ là nguồn sống để nuôi bộ não".

"Ngủ không ngon giấc và sự rối loạn giấc ngủ sẽ dẫn đến nhiều chứng bệnh nghiêm trọng", bà nói tiếp, đó là bệnh trầm uất, đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp và bệnh tim mạch. "Những người mắc các chứng bệnh chết người này mà chính họ không biết rằng một phần nguyên nhân là do việc không có được giấc ngủ "chất lượng", bà cho biết.

"Giấc ngủ là liều thuốc chữa lành và phòng chống những loại bệnh trên. Thật vậy, theo bản đồ theo dõi quá trình ngủ say mà những chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ đang tiến hành thì giấc ngủ say sẽ gia tăng sự bình ổn. Nói một cách đơn giản "Nếu bạn ngủ đủ giấc thì bạn sẽ vui với cuộc đời này lâu hơn".

Ngủ bao nhiêu thì "quá tải"?

Tuy nhiên, tôi đến khám chỗ bác sĩ Lim vì một loại triệu chứng ngày một kéo dài trong thời gian gần đây. Tôi ngủ quá nhiều! Cũng bởi tính chất công việc tự quản nên tôi có thể ngủ cả ngày, mặc dù đã an giấc 8 tiếng đêm qua. Sự thật, tôi ngủ 10-12 tiếng trong ngày là chuyện bình thường.

Bác sĩ Lim chỉ ra những lỗ hổng trong thói quen sinh hoạt đã biến tôi thành một "chiếc máy ngủ". Trước hết, đồng hồ sinh học của tôi đã bị lỗi nhịp nghiêm trọng nên không còn đi theo lịch trình ngủ nghỉ bình thường.

Đồng hồ sinh học của mỗi người chịu sự ảnh hưởng của ánh sáng và chất melatonin trong cơ thể, và riêng đồng hồ sinh học của tôi diễn ra một cách trái ngược. Sau khi kiểm tra, bác sĩ đưa đến kết luận là do tôi đã phá vỡ lịch trình giấc ngủ và nó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe làm việc tiết chất melatonin.

Để đưa ra một con số cụ thể về thời lượng ngủ tốt cho cơ thể thì trước hết bạn phải điều chỉnh lại đồng hồ sinh học cá nhân bằng cách duy trì ổn định thời gian thức ngủ mỗi ngày. Nói như bác sĩ Lim, bạn hãy thức theo cách tự niên. Lượng thời gian bạn ngủ là chỉ số mà cơ thể bạn đòi hỏi được đáp ứng. "Tuy nhiên cũng không có một quy định khắt khe và chặt chẽ về số lượng thời gian ngủ nghỉ", bác sĩ Lim cho biết. Một con người được gọi là "ngủ ít" thì chỉ cần ít hơn 5 tiếng một đêm, còn người được gọi là "ngủ nhiều" thì cần hơn 10 tiếng một đêm.

Để tìm ra nguyên nhân triệu chứng ngủ ngày liên miên của tôi, bác sĩ Lim đã gợi ý tôi nên mang một dụng cụ đo hơi thở, cử động, nhịp tim và tác động não trong lúc ngủ. Bài kiểm tra này được thực hiện trong suốt quá trình tôi ngủ và thức.

Thực hiện bài kiểm tra

Ngay ngày hôm sau bác sĩ Lim đã nắm rõ kết quả bệnh lý của tôi: "Bạn mắc chứng ngừng thở khi ngủ, liên quan đến giấc ngủ không sâu (REM)", bà nói. Đó là một chẩn đoán khá phức tạp nhưng bác sĩ Lim đã giúp tôi tháo gỡ vấn đề rắc rối. Ngừng thở khi ngủ là sự rối loạn giấc ngủ được biểu hiện bởi sự gián đoạn (tạm ngừng) thở trong suốt quá trình ngủ.

Nói một cách cụ thể, sự ngừng thở khi ngủ xảy ra nếu có trở ngại trong việc hô hấp lúc ngủ. Dấu hiệu của sự ngừng thở khi ngủ là do ngủ quá mức. Bạn có thể biết được một người có mắc chứng ngừng thở khi ngủ dựa vào việc họ ngủ có ngáy hay không? Tuy nhiên, không phải người nào ngủ ngáy cũng được xếp vào triệu chứng này.

Mức độ lâm sàng của sự ngừng thở khi ngủ có liên quan đến bệnh tim mạch như bệnh tim và đột quỵ. Nhiều chuyên gia cũng thống nhất rằng, sự ngừng thở khi ngủ có thể gây nguy hiểm bởi nó không được phát hiện khi đạt đến đỉnh điểm, thậm chí ở giai đoạn chết người.

Bác sĩ Anne Hsu, chuyên viên cao cấp khoa rối loạn giấc ngủ ở bệnh viện Singapore General Hospital nói rằng chứng ngừng thở khi ngủ là mối quan ngại lớn, cần phải chẩn đoán để phát hiện và điều trị sớm. Nếu không quan tâm, nó có thể gây ra bệnh tim, cao huyết áp  và đái tháo đường.

Kế đến, bác sĩ nói về tư thế nằm ngủ của tôi. Việc ngủ ngửa lưng là tư thế phổ biến tự nhiên nhất là khi ngủ, nhưng các chuyên gia nói rằng nó làm cho lưỡi của bạn ngửa; điều này gây trở ngại cho dòng khí phía trên thoát ra và dẫn đến gián đoạn hô hấp.

Bác sĩ cũng thông báo chỉ số ngừng thở của tôi đang ở giới hạn vừa phải trong quá trình ngủ không sâu. Điều này có nghĩa là có sự cản trở đường hô hấp trên khiến tôi thở ngắn hơn. "Nhưng đó không là vấn đề đáng để bạn lo lắng", bác sĩ nói tiếp.

Điều trị bệnh

Không phải tất cả mọi người mắc triệu chứng này đều phải chữa trị theo y khoa. Lấy ví dụ trường hợp của tôi, với chỉ số trung bình sự ngừng thở khi ngủ là 7.1, bác sĩ nói tôi chỉ phải thay đổi tư thế ngủ của mình, không chỉ đơn thuần là nằm ngửa lưng mà phải tránh những thức uống có cồn, tập thói quen ngủ đúng giờ. Nếu chỉ số đó trên 20 mới là vấn đề đáng nói, khi đó, tôi có nguy cơ mắc bệnh tim, cao huyết áp và đái tháo đường, thậm chí có thể gặp tai nạn khi di chuyển xuống cầu thang, băng qua đường... Bác sĩ khuyên tôi nên kiểm tra định kỳ tai, mũi họng tại các bác sĩ chuyên khoa để có thể chẩn đoán, phát hiện bệnh và có biện pháp chữa trị kịp thời.

Và đó cũng là nguyên nhân rất hợp lý để tôi thay đổi thói quen sinh hoạt của mình để có thể kiểm soát hay hạn chế stress, bệnh tật và giảm cân. Một giải pháp khác là đep mặt nạ hô hấp được nối với một máy bơm đẩy không khí vào mũi với áp lực cao; đủ vượt qua sự tắc nghẽn đường thở và kích thích thở bình thường. Còn đối với những trường hợp nghiêm trọng thì việc phẫu thuật là cần thiết.

Đối với chứng giấc ngủ không sâu liên quan đến ngừng thở khi ngủ thì có thể dùng đến thuốc để điều trị (được bác sĩ khám và kê đơn). Tôi thật sự hạnh phúc vì mình đã thoát khỏi danh hiệu "cái máy ngủ" cùng những hệ lụy từ nó. Và tôi nghĩ chắc chắn bạn không muốn rơi vào tình trạng như tôi chứ? Đó là việc mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện được. Hãy kiểm soát chính mình để có một giấc ngủ ngon là cơ sở cho một cơ thể khỏe mạnh, nhất là trong dịp Tết này.

7 điều mà bạn nên biết để có giấc ngủ ngon

- Ngủ đủ: Người trưởng thành cần ngủ khoảng 6-10 tiếng trong một đêm. Ngủ quá hay ít hơn sẽ làm giảm tuổi thọ của bạn.

- Đừng ngủ vào ngày nghỉ quá nhiều: Không phải tất cả những chuyên gia về giấ ngủ đều đồng ý việc bạn ngủ quá nhiều trong ngày nghỉ. Bởi việc đó sẽ làm đảo lộn đồng hồ sinh học của bạn.

- Tuân thủ đồng hồ sinh học cá nhân: Cơ thể mỗi người chúng ta đều có đồng hồ sinh học điều tiết việc ngủ nghỉ. Do đó, bạn hãy tạo cho mình thói quen sinh hoạt tốt để đảm bảo đồng hồ sinh học của bạn "chạy" tốt.

- Hút thuốc và uống cà phê: Chất caffein và nicotin là những chất kích thích làm bạn mất ngủ.

- Rượu bia: Những thức uống có cồn làm não bộ hoạt động chậm lại, nhìn bên ngoài có vẻ như tốt cho giấc ngủ nhưng chúng lại chính là nguyên nhân làm gián đoạn giấc ngủ.

- Tập thể dục: Các hoạt động thể chất giúp bạn có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Tuy nhiên cần lưu ý không nên tập thể dục trước khi ngủ 3 giờ.

- Thư giãn trước khi ngủ: Hãy tạo cho mình thói quen nghỉ ngơi và thư giãn trước khi ngủ để đảm bảo đạt được giấc ngủ "chất lượng".


Theo tin247.com