Những Thói Quen Xấu Phá Hỏng Hàm Răng

07:26AM 30/07/2013, Khác

►Những thói quen tưởng chừng vô hại như ăn vặt, ngậm kẹo ho, chơi thể thao...v.v lại có thể là những kẻ thù tiềm ẩn phá hại hàm răng bạn.

Nhai đá: Nhiều người có thói quen nhai đá, đặc biệt là đá còn sót lại trong một món đồ uống nào đó. Độ cứng và nhiệt độ lạnh của đá thực sự có thể làm cho răng bị gãy, làm hỏng men răng và có khi còn làm lung lay răng.

Nghiến răng: Tật nghiến răng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về răng bao gồm hao mòn răng, sứt mẻ, nứt, gãy răng và lung lay. Nó cũng có thể gây đau ở các khớp xương hàm, nhức đầu và đau răng nghiêm trọng.

Chơi thể thao không có hàm chắn bảo vệ răng. Dù bạn yêu thích các môn thể thao như bóng đá, khúc côn cầu hay bất kỳ môn thể thao nào khác mà không có dụng cụ bảo vệ răng thì răng của bạn có thể bị sứt mẻ, gãy răng.

Ngậm đồ uống trước khi ngủ. Không bao giờ là quá sớm để bảo vệ răng, uống nước trái cây, hoặc ngậm núm vú giả trong khi ngủ có thể khiến bé bị sâu răng sớm.

Khuyên lưỡi có thể là xu hướng thời trang hợp thời của giới trẻ, nhưng khi nhai thức ăn, kim loại này có thể vập vào răng, gây tổn thương nướu răng, sứt răng, tăng nguy cơ nhiễm trùng răng miệng.

Kẹo gôm là một trong những món ưa thích, với tính chất dẻo kẹo dễ bị dính răng, đường bám thành mảng trong răng nhiều giờ.

Soda. Kẹo không phải là thủ phạm duy nhất có đường phá hủy men răng, tiêu thụ quá nhiều các thức uống ngọt có ga sẽ đóng góp vào một trong những nguyên nhân gây sâu răng. Loại đường trong thức uống này không tốt cho răng của bạn, hơn nữa, các axit trong thức uống này cũng góp phần vào sự hình thành sâu răng.

Sử dụng răng như các công cụ: Nhiều người sử dụng răng của họ như là công cụ để mở chai hoặc một túi, cắn xé mác quần áo và có khi là để cắn dây. Điều này có thể có một ảnh hưởng chấn thương trên răng, dễ làm cho răng bị sứt, yếu đi hoặc vỡ. Nó thậm chí còn có thể làm cho răng bị mòn và liên kết kém.

Uống cà phê. Màu sắc và nồng độ axit trong cà phê có thể gây vàng men răng trong thời gian.

Đồ uống thể thao có tác dụng phục hồi năng lượng nhanh sau những bài tập nặng, nhưng chính nó cũng tạo ra một cuộc tấn công acid trên men răng, có thể dẫn đến sâu răng.

Nước ép trái cây tích hợp nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, nhưng tiếc là hầu hết các nước ép đều có chứa đường hóa học, thậm chí còn cao hơn trong soda có thể phá hủy men răng của bạn.

Khoai tây chiên. Các vi khuẩn từ mảng bám khoai tây chiến trên răng sẽ biến tinh bột thành axit, loại axit này có thể mắc kẹt trong các kẽ răng và tấn công răng trong thời gian dài.

Ăn vặt liên tục như việc cắn hướng dương, hạt bí...khiến răng của bạn vận động trong nhiều giờ, đông thời những thực phẩm này cũng bít lại trong kẻ răng trở thành quả bom nổ chậm đối với răng miệng.

Cắn đầu bút. Bạn đã bao giờ cắn đầu bút một cách vô thức khi tập trung làm việc hoặc nghiên cứu? Thói quen này có thể khiến răng bị sứt mẻ và tổn thương.

Uống rượu vang đỏ. Các axit trong rượu vang đỏ có tác hại ăn mòn men răng, khiến răng dễ đổi màu.

Uống rượu vang trắng: Nhiều người chọn rượu vang trắng vì nghĩ răng rượu vang đỏ có thể làm cho răng bị ố vàng sau này. Nhưng trên thực tế, rượu vang trắng có thể gây ra vấn đề lâu dài hơn bởi vì độ axit cao của nó. Loại axit này sẽ làm mòn men răng, để lộ ngà răng, làm cho răng xuất hiện màu vàng và có cảm giác như răng bẩn.

Chè chén say sưa có thể dẫn đến nôn mửa, các loại axit mạnh trong chất nôn có thể làm xói mòn men răng, khiến răng yếu và dễ gãy

Kẹo ngậm ho được dung nạp lượng đường lớn, nó có thể làm dịu cổ họng, giảm ho nhưng cũng là điều kiện để các mảng bám dính vào răng bạn, sinh sôi vi khuẩn, chuyển đổi đường thành acid ăn mòn men răng.

Đánh răng quá mạnh: Mọi người thường nghĩ rằng đánh răng thật mạnh bằng bàn chải lông cứng sẽ làm cho răng sáng bóng hơn. Đây hoàn toàn là một sai lầm nên tránh. Khi đánh răng quá mạnh hoặc sử dụng một bàn chải đánh răng có lông cứng có thể mòn lớp men bảo vệ răng.

Cắn móng tay: Cắn móng tay không chỉ có hại cho móng tay mà còn có hại cho răng của bạn. Nó có thể gây vỡ hay sứt mẻ răng răng trước đó, và sau đó tạo cơ hội cho vi trùng và vi khuẩn từ bên dưới móng tay chuyển vào miệng và gây ra sâu răng hoặc nhiễm trùng nướu răng.


Theo có thể bạn chưa biết