Quả Bom Não Ngắn

13:37PM 17/02/2017, Khác

Hollywood chuyên sản xuất những bộ phim về bom hạt nhân.

Mấy phim mà một quả bom lọt vào tay kẻ nào, khiến cả thành phố bị đe dọa ấy.

Mấy phim dạng ấy chả đáng sợ tẹo nào vì ai cũng biết là phim thì chẳng thật bao giờ.

Thế nhưng vào năm 1983, chỉ xém tí thôi thì đời nổ như bom đấy.

Bởi vì, vẫn là bom nguyên tử – mà chẳng phải một quả thôi đâu.

Tính bằng đơn vị mấy trăm luôn đấy.

Vào thời đó, trong suốt hơn 30 năm, Mỹ và Liên Xô lên nòng sẵn sàng lên phóng tất cả các vũ khí hạt nhân vào nhau.

Bên nào cũng chắc như đinh là phe kia sẽ “xử” mình.

Cả hai chỉ chờ bên nào manh động là bên kia “bung hàng” ngay.

Số vũ khí hạt nhân hai bên sở hữu có sức công phá đủ lớn để xoá sổ không chỉ một mà tới 20 trái đất lận.

Cả hai đều sẵn sàng, ngồi trong bong ke, sẵn sàng hành động.

Vào năm 1983, Liên Xô đã lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm được gọi là Oko.

Hệ thống sẽ nhận diện bất cứ tên lửa đạn đạo nào được Mỹ phóng ra.

Một hệ thống vô cùng hiện đại và hay nhất là không mắc bất cứ sai sót nào của con người cả.

Vào ngày 26/9/1983, Stanislav Petrov đang trong ca trực tại Oko.

Ông là thượng uý của Lực Lượng Phòng Không Chiến Lược Liên Xô.

Khoảng tầm quá nửa đêm, đèn và còi hụ báo động vang lên.

Hệ thống Oko phát hiện ra một tên lửa được Mỹ phóng ra.

Mọi người trong phòng điều khiển đều chết lặng.

Sau đó, một hồi báo động khác lại vang lên, thêm một tên lửa nữa được phóng.

Rồi tên lửa thứ ba.

Rồi cái thứ tư.

Cái thứ năm.

Đây đúng là màn tấn công hạt nhân tổng lực nhắm vào Liên Bang Xô-Viết.

Petrov nhận được mệnh lệnh rất rõ ràng.  

Nhấc điện thoại và ra lệnh đáp trả.

Nếu đợi quá lâu, những tên lửa của Mỹ sẽ phá huỷ toàn bộ căn cứ tên lửa của Liên Xô.

Cả nước sẽ bị phát tan tành.

Hàng triệu triệu người sẽ thiệt mạng và những ai sót lại phải sống nhờ vào lòng thương hại của người Mỹ.

Mệnh lệnh rất rõ ràng.

Nhưng Stanislav Petrov đã không tuân theo như thế.

Ông ngồi xuống, suy nghĩ một giây.

Và ông đã làm điều không ai nghĩ.

Ông nghi ngờ hệ thống vi tính này… chắc là kém thông minh đây.

Và ông dùng lập luận của con người át cả lô-gíc vi tính.

Ông nghĩ, nếu đã là tấn công toàn lực, sao chỉ có 5 tên lửa thôi?

Và ông cho rằng máy vi tính bị lỗi rồi.

Ông không nhấc điện thoại để ra lệnh tấn công.

Vai giây trôi qua, quân phục của ông ướt sũng mồ hôi.

Mọi người nín thở nhìn ông.

Cứ như thế cho đến khi xác nhận rằng đúng là máy sai.

Hệ thống ra đa trên mặt đất và vệ tinh xác nhận Mỹ không phóng bất kỳ tên lửa nào cả.

Hoá ra là, hệ thống kiểm tra chéo của máy đã suy đoán nhầm trường hợp những tia mặt trời thẳng hàng trên bầu khí quyển xảy ra với xác suất 1/ 1 triệu.

Mỹ không phóng tên lửa vào Liên Bang Xô-Viết.

Và, nhờ có MỘT người, nên, cũng không có tên lửa nào của Liên Bang Xô-Viết phóng vào Mỹ.

Sau đó nhiều năm, câu chuyện mới được lan truyền rộng rãi.

Khi câu chuyện nổi tiếng, vào năm 2006, Stanislav Petrov được mời đến Liên Hợp Quốc để nhận giải thưởng  Công Dân Toàn Cầu.

Có quá không khi nói rằng hành động của ông đã cứu toàn thế giới?

Sau vụ đó, một tướng quân Xô-Viết đã nhận định nếu Xô-Viết phóng tên lửa thì tình hình sẽ thế này:

“Phân nửa nước Pháp, nửa nước Đức, 30% nước Mỹ và toàn bộ nước Anh sẽ ra tro.”

Khi Stanislav Petrov giải thích việc trì hoãn phóng tên lửa đáp trả, ta rút ra được một bài học.

Đó là một bài học mà ai cũng phải nhớ khi làm việc với công nghệ của hôm nay.

Ông nói: “Máy tính theo đúng định nghĩa thì không có não. Cho nên, nó có thể nhầm rất nhiều thứ thánh một vụ phóng tên lửa.”

Đấy, bài học từ người hùng giải cứu thế giới là thế đấy.

Máy tính không xấu, cũng chẳng tốt.

Nó không có não.

Là người, sống, suy nghĩ, chúng ta không né tránh được cái nghĩa vụ suy nghĩ.

Lặng một giây suy ngẫm cũng đáng mà.

Nếu không thì, hậu quả thật khó lường.


Theo wecreate.life