10 "Kiểu" Lập Trình Viên Bạn Sẽ Gặp Trên Đời

12:14PM 12/06/2010, Khác

Các lập trình viên thường hay nổi tiếng vì "khác người" và "lập dị". Thực tế là ngay cả trong công đồng những người làm lập trình cũng có những tuýp người mà ngay cả chính các lập trình viên khác cũng thấy “kì lạ”.

Dưới đây là 10 mẫu lập trình viên mà bạn có thể sẽ gặp. Hãy xem bạn thuộc nhóm nào và hy vọng bạn có thể kể thêm nhiều "kiểu" nữa?

1. Những gã phù thủy

Mẫu lập trình viên này trông khá giống với anh chàng phù thủy Gandalf trong phim Chúa tể những chiếc nhẫn. Anh ta (hay thậm chí chị ta) có bộ râu tóc dài, với cái mũ trông khá ngớ ngẩn, thậm chí là hắn còn “cả gan” mặc áo khoác không tay vào mùa đông. May mắn cho cả đội là anh ta làm việc điêu luyện như những tay phù thủy làm phép vậy. Nhưng cũng không may ở chỗ, họ sẽ phải hứng chịu hàng giờ để nghe nhưng “gã phù thủy” này kể về việc anh ta hay cô ta đã khó nhọc như thế nào để vượt qua hàng trăm điểm tắc đường tại TP HCM để đến phòng máy tính chỉ để đục lỗ cái thẻ tính công. Đây là những cầu thủ tài ba, nhưng hãy cứ để họ ở tuyến sau và chỉ dùng họ cho những nỗ lực cuối cùng vào phút đá bù giờ.

2. Những lập trình viên sẵn sàng "chết trên bàn phím"


Trong bất cứ một ngành nghề nào thì đây đơn giản là những tay “nghiền việc”. Nhưng trong nghề lập trình thì khái niệm này còn rộng hơn. Những con mọt việc ít nhất hàng ngày còn phải ghé qua nhà để tắm rửa và đê ngủ. Còn những kẻ tử vì "đạo máy tính" này thì luôn xem việc lấy bàn làm việc làm chỗ ngủ với những chồng vỏ bánh mỳ xếp xung quanh là một điều gì đó rất đáng tự hào. Vấn đề ở chỗ không ai bắt những tay này phải làm việc kiểu đó cả. Và họ thường khiến cho những người khác trong đội không khỏi cảm thấy áy náy bằng những câu đại loại như : “Cứ để đó, về nhà và ắn chút gì đi. Tớ sẽ làm nốt cái mớ code của cả tuần ấy trong đêm nay cho.”

3. Fanboy - những anh chàng nghiền game và truyện tranh


Hãy nhìn những anh chàng Fanboy. Nếu bạn bị anh ta hay cô ta quây lấy, chắc chắn là bạn sẽ không thoát khỏi một bài thuyết giáo khoảng đôi ba tiếng về việc tại sao bộ Dragon Ball Z lại ăn đứt bộ Gundam Wing, hay tại sao Playstaytion 3 lại hơn hẳn XBox 360.

Chỗ làm việc của những tay fanboy thường dán đầy poster in hình các ngôi sao hành động, những đồ lặt vặt liên quan đến chứng cuồng của anh ta mà thường có nguồn gốc từ Nhật Bản. Làm việc với những anh chàng này không những khá khó chịu mà họ còn giành quá nhiều thời gian vào những thú vui của họ (cả ở trong và ngoài văn phòng) đến mức mà họ không biết phải làm những gì ngay cả với những việc họ được thuê về để làm.

4. Những rocker thứ thiệt


Một anh chàng “âm lịch” với phong cách lập dị của những tay rocker thập kỷ 80. Với kiểu đầu kiểu thể thao to xù, quần bò mài và khăn quấn, những Rocker chính hiệu này vừa ngồi làm việc vừa gật gù theo những bản ballad của Bon Jovi hay Metallica suốt cả ngày. Điều này cũng không tệ lắm nếu như nó không gây ra phản ứng dây chuyền cho cả đội.

Họ thông thường là mẫu người khá vui vẻ, và họ có rất nhiều kinh nghiệm làm việc, nhưng chỉ có điều không bao giờ trông có vẻ đứng đắn và nghiêm túc. Tuy nhiên, mọi việc sẽ trở nên rắc rối nếu như anh ta hay cô ta cố gắng theo đuổi một phong cách Rock ‘n Roll với các kiểu tóc và đồ phụ kiện khác thường. Hơn nữa, cũng thật khó mà có thể làm việc với một người luôn trạng thái “phê phê” suốt cả ngày.

5. Những cao thủ Ninja


Đây chính là “cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu” trong đội hình của bạn, nhưng thường thì không ai biết đến điều đó. Cũng giống như những tay sát thủ huyền thoại, bạn sẽ không biết các tay Ninja đó làm việc khi nào, nhưng bạn sẽ phát hiện ra dấu vết vào sáng ngày hôm sau. Bạn lần lại hệ thống theo dõi mã nguồn và thấy rằng vào lúc 4h sáng thì anh chàng Ninja đã kiểm tra lại những địa chỉ lỗi mà bạn đã có kế hoạch sửa chữa trong cả tuần tới, thậm chí bạn cũng không biết là những anh chàng này đã để ý đến dự án đó. Bạn thấy đó, trong khi bạn đang tham gia một cuộc họp nào đó, thì những anh chàng Ninja này lại đang làm việc.

Những anh chàng này thường không thích lộ diện, bạn có khi cũng chẳng biết tên anh ta là gì nhưng bạn biết chắc chắn là những dự án mà có anh ta tham gia thì mọi việc dường như suôn sẻ hơn. Tuy nhiên, hãy cẩn thận, Ninja là những chiến binh đơn độc, vì vậy đừng cố gắng bắt anh ta hoặc cô ta làm việc với những “người bình thường”.

6. Những nhà “hiền triết”


Những “nhà hiền triết” thì biết tất cả mọi điều về lập trình. Anh ta hay cô ta có thể bỏ ra cả bốn năm tiếng đồng hồ để thuyết giáo về lịch sử của một ngôn ngữ lập trình chẳng mấy tiếng tăm, hay tìm cách chứng minh rằng đoạn code mà bạn viết ra vẫn chưa hoàn toàn là tối ưu nhất và nó có thể khiến chương trình chạy chậm mất vài ba nano-giây. Nhưng vấn đề thực sự là, những “nhà lý thuyết suông” này chả biết tí quái nào về công việc phát triển phần mềm. Khi những người này tự viết chương trình thì nó luôn “thanh tao” đến mức những người bình thường không thể nào hiểu nổi. Món kỹ xảo ưu thích của họ là phép đệ quy, mỗi đoạn mã lại được tối ưu hết sức mà bỏ qua vấn đề về trình tự thời gian và độ tin cậy.

Ngoài ra, những anh chàng này cũng rất dễ bị phân tán. Chỉ một nhiệm vụ cỏn con có thể hoàn thành trong vài giờ cũng ngốn của những anh chàng này cả tháng trời bởi vì anh ta cho rằng những công cụ hiện có không phù hợp và anh ta phải tạo ra những công cụ mới để xây dựng thư viện mã nguồn mới để xây dựng một hệ thống mới đạt tiêu chuẩn của anh ta. Những anh chàng này có thể trở thành những cầu thủ xuất sắc nếu như bạn để cho anh ta chơi đúng vị trí và phạm vi hoạt động của mình - chỉ làm việc trong giới hạn của project và không mất thời gian vào cái gọi là “Thuật toán phân loại cuối cùng”.

7. Những chàng Cowboy


Những chàng Cowboy cũng giống như nguồn sức mạnh của tự nhiên - không thể cưỡng lại. Anh chàng hay cô nàng này thường là những lập trình viên xuất sắc, họ có thể làm việc gấp 2 đến 3 lần hơn bất kỳ ai khác. Vấn đề là ở chỗ, tốc độ đó thường không đi kèm với chất lượng. Những chàng Cowboy thường cảm thấy việc kiểm tra mã nguồn thường mất nhiều thời gian, việc lưu trữ các dữ liệu cấu hình ngoài mã nguồn rất tốn thời gian, việc liên lạc với mọi người cũng tốn thời gian nốt… Đó, bạn đã nắm được tinh thần rồi chứ?

Bộ mã do những tay Cowboy này viết cũng như là một bát mỳ Ý rối tung bởi vì họ thường làm việc rất nhanh chóng đến mức bỏ qua luôn công đoạn rất cần thiết là kiểm tra lại toàn bộ mã nguồn. Với họ, có đến 7 trang mã về các chức năng cốt lõi của chương trình cũng chỉ như một ví dụ kiểu “đừng làm theo” trong cuốn giáo trình, nhưng nó lại hoạt động một cách rất kỳ diệu. Những anh chàng kiểu này rõ ràng là không hợp lắm với mọi người. Và nếu như bạn cho 2 chàng Cowboy vào cũng 1 project thì nó thấy trước là chắc chắn sẽ thất bại bởi vì họ cũng sẽ giẫm lên lên nhau và thậm chí là tự bắn vào chân của nhau mà thôi.

Hãy để cho những anh chàng này thực hiện những dự án yêu cầu đúng hạn hơn là cần phương pháp làm đúng, và kết quả là lần nào công việc sẽ hoàn thành ngay trước thời hạn cuối cùng. Đây chính là phiên bản “ồn ào” và “hoạt náo” hơn của những tay Ninja. Trong khi những tay Ninja làm việc với độ chính xác tuyệt đối thì những chàng Cowboy lại như những con bò hăng máu, sẵn sàng húc đổ bất cứ thứ gì ngáng đường chỉ cốt để xong công chuyện.

8. Những anh chàng biệt kích


Chắc bạn cũng biết qua những bộ phim, trong đó những anh chàng biệt kích đơn độc nhảy dù vào sâu bên trong địa phận của địch và đánh từ trong ra với một kế hoạch tác chiến bí mật. Trong ngành lập trình cũng có những tay biệt kích như vậy. Họ chính là niềm hy vọng cuối cùng để cứu vãn một project đang chết dần. Mẫu người này thường không có đủ kiên nhẫn để theo đuổi những dự án lâu dài, nhưng tài sản lớn nhất của họ lại là khả năng nghiên cứu và làm việc với những bộ mã nguồn lạ một cách cũng kỳ lạ. Trong khi những lập trình viên khác có thể mất cả tuần hoặc cả tháng để có thể nắm bắt được và làm được với một project thì những anh chàng biệt kích này chỉ mất có vài tiếng hoặc cùng lắm là vài ngày. Họ có thể không nghiên cứu đủ kỹ để làm việc với nền tảng của bộ mã, nhưng trong những lúc cấp bách thì họ lại có thể thành công trong những việc mà cả đội có thể thất bại.

9. Những tay xoàng xĩnh


“ Tạm được” là những gì tốt nhất mà bạn có thể trông đợi từ một anh chàng “hạng xoàng”. Đừng để mắc lừa bởi cái tên, bởi vì cũng có những cô nàng “hạng xoàng” trong số đó. Và những anh chàng hay cô nàng này luôn luôn mất nhiều thời gian để cho ra một bộ code tồi tệ hơn bất cứ ai khác trong đội. Cụm từ có thể được dùng để miêu tả dự án do mẫu lập trình viên này thiết kế đó là “chậm và chắc, vừa kịp về đích”. Tuy nhiên, những anh chàng này lại luôn luôn “tạm được” đủ để giữ chân anh ta trong công ty.

Khi phỏng vấn mẫu người này, họ có thể nói cho bạn biết rất nhiều về những dự án mà họ từng tham gia, nhưng không nói nhiều về vai trò cụ thể của họ trong đó. Để lọc ra những tip người loại này cũng khá đơn giản: hãy hỏi anh ta một cách cụ thể về những công việc anh ta đã làm, bỗng nhiên anh ta sẽ mắc phải hội chứng “dạo này tôi hay quên quá!” Tuy nhiên, hãy cứ nhận anh ta vào đi, có thể bạn sẽ mất đến vài năm trước trước khi có thể quyết định cho anh ta “cuốn gói”.

10. Những nhà truyền đạo


Cho dù môi trường làm việc bạn tạo cho họ như thế nào, nhưng “nhà truyền đạo” này cũng luôn đòi hỏi phải thay mới toàn bộ những công cụ làm việc. Mẫu lập trình viên này hoàn toàn đối lập với mẫu “lý thuyết xuông”. Đây là những gã “mạnh mồm”, họ biết rất nhiều về công việc phát triển phần mềm, nhưng họ làm thì cũng chẳng được bao nhiêu.

Những anh chàng này có thể là người quản lý dự án hay quản lý phòng ban bí mật nhưng họ lại thiếu kiến thức hay kinh nghiệm để tạo nên những cú nhảy cho . Vị vậy cho đến khi họ được đảm nhiệm được vai trò là người quản lý, tất cả mọi người trong công ty đều cần phải “chịu đựng” những nỗ lực “cách mạng hóa” công ty của họ.

Bạn có thể gọi tên các nhân vật này theo ý mình tuy nhiên tôi khẳng định tồn tại ít nhất 10 kiểu lập trình viên và chắc chắn bạn sẽ gặp trong công việc.



Theo ITCenter(TechWorld)