"Hội Chứng Con Một" Đang Hủy Hoại Thế Hệ Trẻ

23:11PM 20/03/2014, Khác

"Hội chứng con một" là gì?

Con một là con duy nhất trong gia đình, dù là trai hay gái cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Con một thường tự cho mình là trung tâm của vũ trụ, là người cực kỳ quan trọng và luôn muốn được phục vụ như một ông hoàng, bà hoàng. ‘Hội chứng con một’ phủ song với đủ các loại lứa tuổi. Có thể xem đó là một căn bệnh, một trạng thái ứng xử phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Con một sẽ có một cuộc sống vô cùng đầy đủ và được chiều chuộng hết sức dù cho hoàn cảnh gia đình là giàu hay nghèo, tuỳ vào điều kiện kinh tế mà các ông bà hoàng sẽ được cung phụng khác nhau.

Nguyên nhân sinh ra "Hội chứng con một"?


Thứ nhất Quan điểm chăm sóc con cái của cha mẹ không phù hợp. Cha mẹ lúc nào cũng hết mực yêu thương con cái và luôn muốn dành cho con cái của mình những điều tốt đẹp nhất, nhưng như vậy không có nghĩa là phải đáp ứng tất cả các yêu cầu của con. Vật chất đầy đủ nhưng không phải cứ xe xua cho con một cách vô tội vạ hay tiền bạc cho con cái quá hậu hỉ. Như vậy không phải là thương con mà sẽ là hại con. Tiền là tiên là phật nhưng cũng là con dao giết chết con người trong gan tất.

Thứ hai Ganh đua với con cái của người khác. Có một số phụ huynh có suy nghĩ rằng là con của mình cũng là con một và con người ta cũng là con một, nhưng tại sao con mình nó lại không được như con người ta. Từ chỗ muốn cho con mình giỏi giang như con người khác để nở mặt nở mày bố mẹ mà nhiều phụ huynh đã vô tình vẽ đường cho hươu chạy. Đường tốt không nói, đằng này lại là đường xấu. Phụ huynh đã vô tình vì để thực hiện được mục đích cá nhân mà đẩy con mình vào những tình huống dở khóc dở cười. Bỏ ra cả núi tiền để cho con đi học ca hát và lăng xê thành ngôi sao để cho bằng con của đồng nghiệp hay bỏ tiền ra chạy chọt, mua bằng Đại Học giả cho con chỉ vì sọ bẽ mặt việc con cái học hành sa sút,… Những tình huống dở khóc dở cười như thế không phải là không có mà nó xuất hiện tràn lan ngoài Xã Hội.

Thứ ba Thiếu quan tâm và chăm sóc con cái. Cuộc sống ngày nay tất bật nên cha mẹ và con cái đi từ lúc từ mờ chưa sáng và về nhà lúc tối mịt, cha mẹ đi thì con chưa thức dậy mà cha mẹ về thì con đã say giấc nồng. Con cái thiếu đi sự quan tâm, dìu dắt của cha mẹ mà thay vào đó là suy nghĩ tự tiếp nhận và suy luận của cá nhân. Cha mẹ chi đáp ứng được cho con cái như cầu về vật chất nhưng tinh thần thì hoàn toàn không hề. Các bậc phụ huynh có từng nghĩ ý thức được thói quen sinh hoạt như thế sẽ ảnh hưởng đến con cái mình như thế nào hay không? Có lẽ hoàn toàn là không, hoặc nếu có thì chắc chuyện bất trắc đã xảy ra rổi. Ông bà ta thường có câu "Mất bò mới lo làm chuồng ". để đến khi con cái hư hỏng mới dành thời gian giáo dục thì có ích gì. Điều thật sự con cái cần ở cha mẹ là sự quan tâm, chia sẻ, động viên để chúng tự tin sải bước trên con đường đời còn rất dài và sâu sộng.

Xoá bỏ ‘Hội chứng con một’ phải thực hiện như thế nào?


Quan tâm con cái và chăm sóc chu đáo Con cái như búp măng non, nếu không có cha mẹ uốn nắn chắc chắn sẽ đi lạc đường lạc hướng ngay. Phải định hướng và cho con cái ý thức được Quan điểm sống là gì, Mục tiêu học tập hiện nay là gì, Hoài bảo nghề nghiệp tương lai là gì, tiếp cận và chạm đến ước mơ thì cần phải đi con đường như thế nào. Thiết nghĩ đó là những câu hỏi hoàn toàn bình thường nhưng đảm bảo ít có cha mẹ nào định hường cho con cái của mình. Phụ huynh cứ nghĩ đến khi con cái mình học đến cấp 3 hoặc là đến lúc thi Đại Học thì mới cần thiết nhưng hoàn toàn sai lầm. Dù cho ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng cần có những định hướng và hướng dẫn phù hợp.

Tiếp thu quan điểm giáo dục từ nước ngoài Dạy cho con tính tự lập để chúng biết quý cuộc sống tinh thần và điều kiện vật chất đang có là vất vả như thế nào mới có được. Phụ huynh Việt Nam thường hay có lối suy nghĩ là đến khi con cái học đến cấp 3 hoặc học đại học mới cần phải tự lập, suy nghĩ đó đã hoàn toàn lỗi thời và thiếu Khoa học. Tự lập không thể hiện ở việc con cái tự ra ngoài kiếm tiền để đóng học phí hoặc chi trả cho nhu cầu cá nhân của chúng, mà tự lập còn nằm trong từng thói quen hết sức cơ bản trong cuộc sống. Nếu từ nhò cha mẹ luôn bày sẳn, dọn sẵn cho con cái tất cả thì khi chúng lớn chúng sẽ vô cùng bàng hoàng và ngỡ ngàng khi phải hoàn toàn tự chăm lo cho cá nhân mình. Còn cha mẹ cho con cái tự lập từ nhỏ, chúng ắt hẳn sẽ hoàn toàn thuần thục và có thể giải quyết những tình huống bất ngờ khi chúng gặp phải. Việc tập cho con cái tình tự lập cũng giống như nghệ thuật Cây kiểng Bonsai, muốn một cái cây uốn lượn và tạo dàng mong muốn thì người nghệ nhân Bonsai phải uốn nắn và tạo hình nó từ khi cây còn nhỏ, non yếu thì đến khi nó lớn mới có thể thành công. Con người chúng ta cũng vậy, cái gì cũng cần sự uốn nắn, chỉ dẫn ngay từ những bước đầu tiên nhất. Nếu con cái của các bậc phụ huynh là một người biết tự lập thì đảm bảo chúng sẽ hoàn toàn miễn nhiễm với ‘Hội chứng Con một’.

Phải xác định và đưa ra Quan điểm Giáo dục con cái phù hợp Phù hợp với thời đại, phù hợp vời hoàn cảnh gia đình, phù hợp với Văn hoá Việt Nam. Mỗi gia đình sẽ có những hoàn cảnh và cách suy nghĩ khác nhau, vì vậy không nền đem râu ông này cắm cằm bà kia. Cả cha và mẹ nên ngồi xuống nói chuyện và thống nhất ra một quan điểm chung để áp dụng cho gia đình của mình. Người khác sử dụng quan điểm ấy thành công chưa chắc chúng ta sẽ thành công. Cái gì có thể xoá bỏ hoặc làm lại được nhưng việc uốn nắn, dạy dỗ con cái thì hoàn toàn không được, Dù có ấn nút f5 để refresh bao nhiêu lần hay cleanup sạch sẽ đến cỡ nào thì cũng vẫn tồn tại những nền móng ban đầu xây dựng.


Theo baoduhoc.vn