Ba Đừng Hôn Con Nữa
15:15PM 23/11/2019, Góc tâm hồn
Ông dừng xe đạp sát cổng trường để nó vào học. Như thường lệ, ông choàng tay sau cổ kéo nó lại, nó liền đẩy ông ra và nói: ba đừng hôn con nữa, con lớn rồi, bạn bè thấy chọc quê con! Ông giật mình vì phản ứng tức thì bằng hành động dứt khoát cùng lời
nói chắc nịch dửng dưng của nó. Nhấc chiếc xe đạp màu bụi quay đầu, ông đạp về nhà mà cõi lòng buồn rười rượi với đôi chân nặng như
chì.
Nhà đông con, ông phải xoay sở làm mọi việc bằng chân tay để 8 chiếc tàu hả họng không đói. Đã vậy, quần áo, giày dép, sách vở, tiền trường của con cái luôn vây quanh ông. Mồi lần mua sắm cho con, phải mua tám bộ. Làm bữa nào ăn bữa đó, khổ nhọc tấm thân đến còm cõi nhưng ông không cho phép đứa nào nghỉ học.
Lớn lên, nhờ học hành tới nơi tới chốn, nó được nhận làm việc ở một công ty tại thành phố, thu nhập cao cho nó cuộc sống khá giả. Suốt ngày tất bật, ăn cơm chúa múa tối ngày, nó không nghĩ hay nhớ về những năm tháng cơ cực ở mái nhà tuềnh toàng xiêu vẹo ngày xưa.
Một hôm, nó chở con học lớp 7 bằng xe hơi đến trường. Cái cảnh thằng con phản ứng với nó diễn ra y hệt cách nó hành xử với ba nó ngày xưa. Chỉ khác không gian, thời gian và nhân vật đã đổi vai (Giờ nó đã là một người cha). Ngồi trong xe máy lạnh mà lưng nó đẫm mô hôi, tim đập như trống trận, mắt cay như xát ớt. Không còn là ký ức mơ hồ nữa mà hiện rõ nồn nột khuôn mặt nhăn đen sụp buồn của ba nó khi bị đẩy ra và hùng hồn tuyên bố trước cổng trường thời thơ ấu của nó.
Đón con đi học về xong, tối đó nó hộc tốc lái xe suốt đêm về thăm ba. Tới nhà đã gần sáng, ông vẫn thức (người già khó ngủ), nó áp miệng sát tai ông thì thào lời xin lỗi rồi hôn lên trán ông. Có lẽ biết nó cần cái ôm tử tế, ông cố rướn người kéo nó lại nhưng đôi tay khô gầy không nghe lời ông nữa khi tuổi đã ngoài 80, mắt mờ, tài ù. Rồi nó bật khóc khi thấy mắt ông chảy lệ dù gương mặt bừng nở nụ cười hiền hậu yêu thương với con cái như những tháng ngày khó nhọc năm xưa.
KHI CHA MẸ CHO CON CÁI GÌ ĐÓ, TẤT CẢ ĐỀU CƯỜI. NGƯỢC LẠI, CÙNG KHÓC.
Nhà đông con, ông phải xoay sở làm mọi việc bằng chân tay để 8 chiếc tàu hả họng không đói. Đã vậy, quần áo, giày dép, sách vở, tiền trường của con cái luôn vây quanh ông. Mồi lần mua sắm cho con, phải mua tám bộ. Làm bữa nào ăn bữa đó, khổ nhọc tấm thân đến còm cõi nhưng ông không cho phép đứa nào nghỉ học.
Lớn lên, nhờ học hành tới nơi tới chốn, nó được nhận làm việc ở một công ty tại thành phố, thu nhập cao cho nó cuộc sống khá giả. Suốt ngày tất bật, ăn cơm chúa múa tối ngày, nó không nghĩ hay nhớ về những năm tháng cơ cực ở mái nhà tuềnh toàng xiêu vẹo ngày xưa.
Một hôm, nó chở con học lớp 7 bằng xe hơi đến trường. Cái cảnh thằng con phản ứng với nó diễn ra y hệt cách nó hành xử với ba nó ngày xưa. Chỉ khác không gian, thời gian và nhân vật đã đổi vai (Giờ nó đã là một người cha). Ngồi trong xe máy lạnh mà lưng nó đẫm mô hôi, tim đập như trống trận, mắt cay như xát ớt. Không còn là ký ức mơ hồ nữa mà hiện rõ nồn nột khuôn mặt nhăn đen sụp buồn của ba nó khi bị đẩy ra và hùng hồn tuyên bố trước cổng trường thời thơ ấu của nó.
Đón con đi học về xong, tối đó nó hộc tốc lái xe suốt đêm về thăm ba. Tới nhà đã gần sáng, ông vẫn thức (người già khó ngủ), nó áp miệng sát tai ông thì thào lời xin lỗi rồi hôn lên trán ông. Có lẽ biết nó cần cái ôm tử tế, ông cố rướn người kéo nó lại nhưng đôi tay khô gầy không nghe lời ông nữa khi tuổi đã ngoài 80, mắt mờ, tài ù. Rồi nó bật khóc khi thấy mắt ông chảy lệ dù gương mặt bừng nở nụ cười hiền hậu yêu thương với con cái như những tháng ngày khó nhọc năm xưa.
KHI CHA MẸ CHO CON CÁI GÌ ĐÓ, TẤT CẢ ĐỀU CƯỜI. NGƯỢC LẠI, CÙNG KHÓC.