Những "Ngộ Nhận" Của Các Bạn Sinh Viên Khi Đi Thực Tập Và Ra Trường

04:43AM 16/10/2018, Khác

PHẦN 1

Những điều sai lầm mà các bạn sinh viên trẻ hay ngộ nhận (trong khi thực tập):

- Các bạn thường hay có tâm lý thích xin thực tập (hay xin việc khi vừa mới tốt nghiệp) tại các công ty "bự" cấp quốc tế, v.v... Đó là điều hiển nhiên, nói thật là mình cũng rất muốn và rất thích. Nhưng sự thật thì sao? Bạn nên nhớ rằng các công ty cỡ đó rất hiếm khi nhận sinh viên thực tập, hầu như là không (theo suy nghĩ nông cạn của mình). Mong các bạn đừng lầm lẫn với việc công ty đó cho các bạn "đi thực tập" khác hẳn với việc họ tuyển các sinh viên (thường đa số là các năm cuối) làm "quản trị viên tập sự", tức là họ nhận các bạn vào thực tập, nhưng thực tế là họ đang đào tạo các bạn trở thành các nhân sự chủ chốt cho công ty họ sau này.

- Một số công ty đang áp dụng hình thức này như là Unilever hay PepsiCo,v.v... Do đó, nếu bạn là sinh viên khóa 09 trở đi thì hãy chuẩn bị tâm lý, loại bỏ ngay tư tưởng "chỉ thích vào công ty lớn mới có việc để làm, để thực tập, còn các công ty bé hả? chán lắm. Tôi không thích làm trong đó đâu !!!".

- Mình xin phép được đào sâu hơn? Thực tập giữa công ty lớn và ko lớn ( tại các công ty ko lớn thì bao gồm trung bình và bé mà ^^), ở đâu lợi hơn đây? Mình xin phân tích tí: Ở công ty lớn thì bạn có cái lợi là bạn đã được bước chân vào trong một môi trường hoàn toàn chuyên nghiệp và có quy trình cực kỳ cụ thể mà mọi nhân viên phải tuân thủ theo. Bạn không thể nào tự ý “mình thích làm cái này theo ý mình nè, cái kia theo ý mình nha, v.v…”. Đối với các công ty của Nhật, điều họ bắt buộc bạn tuân thủ làm là phải cực kỳ đúng theo nguyên tắc, cực kỳ tỉ mỉ, ko được sai quy trình. Nếu các bạn có anh chị em làm trong các công ty của Nhật thì có thể hỏi để biết thêm. Còn nếu là các công ty của Mỹ thì thoáng hơn 1 tí, họ ko chú trọng đến nguyên tắc quy trình cho lắm, cái mà các công ty của Mỹ hay châu Âu quan tâm đó chính là kết quả cuối cùng mà bạn đạt được.

- Mình ví dụ nhé, lúc trước mình vô tập đoàn ***, mô hình làm việc của họ là phỏng theo quy trình của Mỹ. Do đó, lúc mới vô thực tập, mình thấy làm lạ là nơi này ko có điểm danh nhân viên lúc bắt đầu giờ làm việc, bên cạnh đó, mình thấy mọi người cũng ăn mặc khá thoải mái nữa. Nói thật, lúc đó, mình nghĩ công ty này làm việc thật là thiếu chuyên nghiệp.

- Nhưng sau này mình mới rõ ra, theo như lời của vị giám đốc ở đây hỏi mình “Nếu cháu là một ông chủ thì cháu thích nhân viên của mình làm hết giờ hay là làm hết việc?”. Sau này, mình ngẫm nghĩ lại thì mới thấy rằng, nếu bạn vô công ty mà chỉ chú trọng vô ra đúng giờ, mà bản thân công việc lại không đạt được hiệu quả gì trong suốt giờ đó, chỉ trông mong giờ về, so với việc bạn vào một công ty và họ không quan tâm đến việc bạn làm gì hay làm bằng cách nào, như thế nào, miễn là phải có được kết quả đúng hoặc hơn như ý họ mong muốn, bạn chọn cái nào? Bản thân các công ty theo quy trình của Mỹ họ đều muốn tạo cho một bầu không khí thoải mái để nhân viên có thể phát huy hết khả năng làm việc của mình (như Google cho phép nhân viên được mặc….quần đùi đi làm chẳng hạn ^^).

- Đa số các công ty thuộc Nhà nước đều thuộc dạng 1 (tức là chú trọng đến quy tắc) và bạn thấy rồi đấy (mình không nói xấu), nhưng những gì thực tế là mình toàn thấy được cả, cũng như một bác làm trong công ty thuộc Nhà nước nói “làm trong Nhà nước cháu sẽ không bao giờ tiến bộ nổi đâu”, “đi đúng giờ, về cực kỳ đúng lúc, nhưng còn công việc? Mình không dám nói đâu, các bạn tự tìm hiểu nhá ^^). Tin hay không tùy bạn !!!

- Nhưng còn các công ty của Nhật thì sao? Họ cũng theo quy trình cực kỳ tỉ mỉ, cũng điểm danh,v.v…Vậy làm trong công ty Nhật là thua kém Mỹ sao? Bản thân các công ty của Nhật là có lịch sử cực kỳ lâu đời, bên cạnh đó, dân tộc Nhật (ko phải mình khen quá đâu) có một thái độ làm việc cực kỳ siêng năng, có thể nói là làm việc một cách “điên cuồng” luôn. Do đó, ko có gì là lạ khi một công ty của Nhật lại luôn luôn phát triển tuy quy trình của nó cực kỳ gắt gao vì bản thân mỗi nhân viên trong công ty đều luôn coi nó là “máu thịt” của mình, làm thậm chí là 16 tiếng/ngày, vì thế nên dân Nhật đứng đầu thế giới vì số vụ tự tử là vì vậy đó ^^.

- Nói chung Mỹ cũng tốt mà Nhật cũng tốt. Nếu bạn có khả năng áp dụng được các điều đó của các công ty Nhật vào trong công ty mình thì phải áp dụng cái lõi (tức là cái tâm của nhân viên mình và hiệu quả công việc nhá), đừng chú trọng áp dụng hình thức bên ngoài (đi đúng giờ, về cực kỳ đúng lúc), ko tốt đâu.

- Ấy chết, mình đang đi đâu thế này? Quay lại thôi ^^. Trở lại việc thực tập trong các công ty lớn. Khi bạn vào làm việc trong một công ty lớn, nếu bạn thấy họ đi trễ mà về sớm thì đừng vội kết luận công ty này kém chuyên nghiệp, mà hãy xem xét quy trình công ty của họ thuộc dạng gì? Và quan trọng nhất, kết quả công việc mà họ đạt được. Bên cạnh đó, vào làm việc trong công ty lớn bạn có thể được học hỏi cực kỳ nhiều điều về phòng mình làm việc, về kinh nghiệm của các nhân viên đi trước.

- Tuy nhiên, khuyết điểm thì đầy rẫy ra: các công ty lớn thường không nhận thực tập sinh (tất nhiên, nếu bạn là người cực kỳ giỏi, thuộc dạng superman hoặc bạn đi “cửa sau” (quen biết hay money gì ấy^^) thì mình xin được phép không đề cập đến), nếu bạn được thực tập tại các công ty lớn thì bạn phải trải qua các vòng lựa chọn cực kỳ nghiêm khắc và gắt gao lắm đấy, vì các công ty không phải là nơi để bạn thích vào thì vào, ra thì ra đâu, họ nếu chọn người thực tập cho công ty mình thì phải chọn những người giỏi nhất, mình xin được nhắc lại, những người giỏi nhất, bạn nhé), bạn làm trong các công ty này thì phải không những giỏi về nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải giỏi về nhiều thứ khác nữa (softskills, ngoại ngữ,v.v..).

- Bên cạnh đó, bạn còn phải chuẩn bị tâm lý “sẵn sàng bị nghe la mắng khi làm sai >.<”, và quan trọng nhất, khi bạn thực tập trong công ty này thì bạn không phải muốn làm gì thì làm mà bạn sẽ được phân bổ vào một công việc cực kỳ cụ thể. Cơ hội thăng tiến của bạn sẽ khó khăn hơn rất nhiều, vì một công ty lớn thường có từ vài trăm đến vài ngàn nhân viên, bạn sẽ phải “chiến đấu” với họ để giành sự thăng tiến trong công việc đó. Nhưng bù lại, nếu bạn có những vị trí cao trong các công ty này chứng tỏ bạn là người rất giỏi (vì lãnh đạo cả trăm, nghìn nhân viên mà). Cố lên bạn nhé! (nói nhỏ: chấm điểm thực tập tại các công ty này thường rất là khó)

- Còn các công ty trung bình nhỏ bé thì sao? Điểm lợi cho các bạn là các công ty dạng này thường phân thành 2 loại (theo như nhận xét của bạn mình): nhiều việc kinh khủng thiếu việc cũng thật kinh khủng. Theo như dạng 1, vì công ty mới thành lập, hoặc thành lập cũng được một thời gian, nhưng không biêt cách quản lý nên nhân viên bỏ đi hết cả. Do đó, công việc cứ xác định là bở hơi tai, làm liên tục, làm bất kể mọi việc (kể cả những việc không thuộc chuyên môn của mình). Nhưng bù lại, tin mình đi, bạn sẽ cực kỳ giỏi, giỏi hơn người khác nhiều vì bạn biết quá rõ về các công việc bạn đã làm (thậm chí là những công việc trái nghề). Hơn nữa, bạn sẽ thỏa sức áp dụng hay sáng tạo những kiến thức mà mình đã học vào trong công ty kiểu này (như về nhân sự, sơ đồ chiến lược kinh doanh,...) những điều mà ở các công ty tập đoàn lớn bạn sẽ không bao giờ được làm. Thử nghỉ xem, nếu một công ty mà nguyên cái nội quy công ty do chính tay của mình edit lại hay hệ thống lương bổng do chính tay mình chỉnh sửa lại cho phù hợp thì còn gì tuyệt bằng ^^.

- Bạn sẽ được đi “du lịch” rất nhiều nơi (sẽ giải thích sau), cơ hội thăng tiến của bạn là cực kỳ cao (vì công ty có vài mống, mà lại thiếu trưởng phòng hay đại loại như vậy. bạn làm tốt mọi công việc, nếu bạn ko lên thì ai lên đây ^^?), sau này nếu bạn nghỉ công ty đó thì bạn sẽ có cái mác “làm trưởng phòng đã được 3 năm” hay đại loại như vậy? Đó cũng chính là tâm lý đa số các sinh viên trẻ bây giờ thích chọn các công ty nhỏ để làm “bến đỗ tạm thời”, điều đó cũng đang làm "đau đầu" các nhà nhân sự hiện nay. Ngoài ra, cơ hội bạn sẽ được gặp các vị giám đốc là thường xuyên, sẽ được đi công tác với giám đốc thường xuyên (vì công ty có mấy mống à ^^), còn ở các công ty lớn, bạn mới thực tập mà đòi gặp giám đốc à ? Mơ đi bạn nhé ^^.

- Vậy lợi hại gì ở đây? Công ty dạng 1 này có khuyết điểm gì? Đó chính là…tốn tiền, tốn sức khỏe, tốn thời gian,… Mình xin kể một chuyện, bạn mình nó thực tập nhận thức tại một công ty nhỏ, nên nó phải làm tất cả mọi việc, từ giấy tờ, hồ sơ,..cho đến ….quét dọn, lau bàn >.<. Một hôm, vị giám đốc công ty này muốn anh chàng đi giới thiệu các mặt hàng kinh doanh cho các đối tác ở miền Tây và miền Trung.

- Thế là, bạn biết sao ko? Tội nghiệp, nó phải đi từ Bắc chí Nam để làm việc, và lạ 1 điều, 1 nửa chi phí, thậm chí là 100% chi phí là do anh chàng phải chịu. Có lần mình hỏi sao ngu thế, nghỉ đại đi tìm công ty khác thực tập. Nhưng nó trả lời là lỡ làm được 1 tháng rưỡi rồi, ráng chịu đựng, nghỉ "ngang xương" thì tìm công ty nào bây giờ, chưa kể công ty nó ghét đánh 1 cái điểm kém vô phiếu nhận xét sinh viên thì chết >.<. Ấy thế mà nó cũng chịu đựng được gần hết, và nói thật, từ một thằng “” (theo như mình biết lúc trước), bây giờ thì nó cực kỳ sành sỏi, thậm chí rất giỏi về giao tiếp và kinh doanh (chắc tại nó phải tiếp xúc nhiều với đủ loại khách hàng). (Bật mí nhỏ tí, công ty này là do….trường giới thiệu đó ^^)

- Trường mình đa số giới thiệu các công ty thực tập nhưng theo mình biết thì đa số là trung bình và nhỏ. Có thể lý do là trường muốn các bạn được làm đủ thứ việc như mình đã phân tích trên, nhưng nếu chẳng may bạn bị rơi vào công ty thuộc dạng “chán và rảnh lắm” thì sao ???

- Theo như lời các bạn đã từng đi thực tập nói với mình “vào làm chán lắm mày ơi!” hay “chẳng có gì để làm cả, toàn vô ngồi chơi với lướt web”. Bản thân mình nghĩ hiếm công ty nào thiếu việc, quan trọng là chính bạn có kiếm ra được việc để làm hay không thôi. Bạn nên nhớ điều này, bạn thực tập trong một công ty, “thực tập” tức là (đa số thôi nhá, ko phải 100% đâu) bạn làm “không công” (ở Việt Nam mới có vụ này thôi bạn ạ, còn ở nước ngoài thì không đâu ^^), hay nói một cách khác, công ty sẽ không trả lương cho bạn. Do đó sẽ có 2 xu hướng, một là sai bạn làm thật nhiều ( xài của “free” mà, tội gì không sai ^^, như là phần trên mình đã kể về bạn mình), xu hướng thứ 2, vì bạn là sinh viên thực tập, do đó các nhân viên trong công ty không ai rảnh rỗi mà ngồi chỉ từng li từng tí cho bạn đâu, vì nội việc ngồi chỉ cho bạn cũng có thể gây tốn thời gian ảnh hưởng đến công việc, cụ thể hơn là …quyền lợi lương bổng của họ.

- Do đó, nếu bạn có tâm lý được chỉ từng lý từng tí thì…..mơ đi (ngay cả người hướng dẫn có chỉ chi tiết cho bạn không thì….hên xui thôi bạn, mình không dám chắc). Hậu quả là bạn sẽ bị “bỏ rơi”, cho ngồi một mình chơi với dế ^^. Bạn sẽ có rất nhiều thời gian rảnh nhưng bù lại kỹ năng của bạn sẽ chẳng được nâng cao lên tí nào, chỉ đa số là các việc vặt như là bưng bê trà thôi ^^. Có thể bạn cho rằng mình nói quá hay gì đó, nhưng sự thật là vậy đó bạn ạ, thực tập khắc nghiệt lắm !!! Một số bạn than phiền như vậy thì lấy tài liệu gì để viết đây? Xui xẻo hơn, nếu bạn thực tập không đúng chuyên ngành thì sao? Phần sau mình sẽ nói…

- Bạn thấy đấy, ở đời không có gì là hoàn hảo cả, chọn lựa công ty nào cũng có ưu khuyết của nó, quan trọng là tùy thuộc vào bản thân của chính mình mà thôi.

Kinh nghiệm đút kết mình đi thực tập:

- Đừng bao giờ đòi hỏi, vì sẽ là thói quen cực kỳ xấu và bất lợi cho các bạn sau này ( sẽ giải thích sau). Ví dụ như đòi hỏi được thực tập ở công ty lớn, làm việc đúng chuyên ngành thì mới làm, còn ko thì ...thôi ^^.

- Lấy hết toàn bộ tài liệu của công ty đó (nếu được >.<), sẽ rất có ích cho các bạn sau này đấy. Ví dụ: mình học ngành nhân sự, và có liên quan đến thang bảng lương và quy trình về lương. Mình xin bảo đảm với các bạn 100% không bao giờ các công ty cho sinh viên làm về đề tài được mượn bảng lương của công ty họ đâu (tất nhiên mình ko đề cập đến quen biết hay “thư tay” ^^). Do đó, nếu lấy được thứ gì cứ lấy, “chôm” được tài liệu gì cứ “chôm”, sẽ rất tiện cho các bạn đấy. Lưu ý: “chôm” đây ko có nghĩa là “ăn cắp” nhá. Mình xin ví dụ, anh nhân viên phụ trách phần tuyển dụng cho công ty kêu mình đi photo 2 bản “bảng mô tả công việc” để tuyển dụng nhân viên. Lúc đi, mình photo 3 bản (vì mình lưu 1 bản để cần thiết làm tài liệu học sau này). “Chôm” là vậy đó bạn, có “nghệ thuật” 1 tí ^^.

- Tận dụng tiếp cận làm quen thân thiết với người phụ trách mình, mua “quà bánh” gì đó.v.v… tại người chấm điểm thực tập mình chính là người phụ trách mình đó bạn ạ. Còn trưởng phòng cũng chỉ là người đóng dấu thôi.

- Nếu bạn làm trong 1 công ty mà họ giao cho bạn công việc nhiều và mệt kinh khủng đến mém xỉu thì bạn hãy…..vui mừng vì điều đó. Bạn biết ko? Hơn 70% sinh viên Hoa Sen trong kỳ thực tập nhận thức (những người “bị bỏ rơi 1 mình” và than “thực tập chán và buồn lắm” ) ước ao được làm việc nhiều để mà ghi chép học hỏi như bạn mà lại ko có được "diễm phúc" đó.

- Tận dụng tất cả các mối quan hệ, xin số điện thoại khách hàng (cực kỳ cần thiết nếu bạn là chuyên ngành kinh doanh và muốn lập nghiệp sau khi ra trường).

- Quan trọng nhất là, bạn biết ko? 37% sinh viên ra trường ko kiếm được việc làm và trên 60% sinh viên phải được các công ty tuyển về đào tạo lại (theo số liệu mà Bà Nguyễn Thu Giao, GĐ Nhân sự Cty Interfloour VN nói), chính vì thế, khả năng thăng tiến của bạn so với đồng nghiệp sẽ bị thụt lùi tỉ lệ thuận theo số thời gian doanh nghiệp phải đào tạo lại cho bạn. Do đó, thực tập là dịp tốt nhất để bạn có thể gây ấn tượng cho công ty đó đấy, và may mắn hơn, họ sẽ “đặt hàng” bạn ngay vừa tốt nghiệp khỏi trường. Đừng bao giờ ngồi thụ động ù lì trong khi thực tập, bạn nhé. Nhưng vấn đề được đặt ra, tôi không có việc để làm, tôi không làm đúng chuyên ngành của mình, tôi phải làm sao để tránh bị nằm trong số 60% kia? Bí quyết gì để tôi có thể thăng tiến nhanh hơn trong công việc? bí quyết gì để các nhà tuyển dụng chọn ngay tôi khi phỏng vấn? v.v…

Mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mình ở sau nhá, còn bây giờ, sau khi đánh bài xong thấy nỗi buồn nhung nhớ người yêu cũng vơi đi một tí rồi, ngủ đây, rảnh rỗi có "cảm xúc" lên thì mình chia sẻ tiếp cho ^^.

Lưu ý, đây chỉ là ý kiến chủ quan của cá nhân mình thôi, mà đã là ý kiến chủ quan thì có thể đúng hoặc không, mong chờ sự đóng góp của các bạn. Bên cạnh đó, các bạn có gì thắc mắc hay không hiểu thì hỏi mình nhá, mình sẵng sàng trả lời ^^.

Phần sau:
- Những điều nên và không nên làm để nhà tuyển dụng có thể chọn bạn khi tuyển dụng
- Những kinh nghiệm để thăng tiến nhanh trong công việc
- Những ngộ nhận trong lúc xin việc hay làm đề án (trong trường)
- Làm thế nào để tránh nằm trong số hơn 60% sinh viên không làm được việc khi ra trường đây
- v.v....

-------------------------------------------------------------

Quay trở lại nào, hic, đang ráng “nặn” ra cảm xúc để viết đây T_T.

Phần 2

Đây là những kinh nghiệm “đau thương” T_T mà bản thân mình phải lãnh chịu, nay xin chia sẻ với tất cả các bạn.

Các điểm mấu chốt để thành công:

Mục tiêu của chính bạn là gì?

Câu hỏi này nói thật, nếu là mình lúc trước thì sẽ nghe rất ư là nhàm và chán. Bạn đi đến bất kỳ hội thảo về hướng nghiệp hay tuyển dụng nào chắc chắn sẽ nghe được câu này, ngay cả trong hội thảo vừa rồi ở cs Cao Thắng mình tham dự, “cô gì ấy” (ko biết tên T_T) của ngân hàng MarineBank cũng có nhắc đến. Và khi ngay cả mình nói lại câu nói này chắc hẳn bạn sẽ bịt tai lại và… hét “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi !!!”.

Nhưng bạn ơi, đây chính là kinh nghiệm đầu tiên và cũng là đau thương nhất của mình, ko dư thừa đâu bạn ạ. Bạn hãy tưởng tượng, mình đi ra khơi mà cứ phó mặc cho số phận đến đâu thì đến thì lỡ khi bạn vô phải 1 đảo hoang thì sao? Làm Robinson à? Hay xui rủi, vô phước vào phải đảo có bộ lạc ăn thịt người thì sao ^^?...

Ok, đùa tí thôi, quay trở lại vấn đề, bạn mà không có mục đích chính thì cuộc đời của bạn chẳng khác gì đang đi 1 vòng tròn luẩn quẩn vậy, và chắc chắn rằng khả năng làm giàu hay thành công của chính mình sẽ rất rất rất rất rất rất rất rất rất nhỏ >_<. Bạn biết không, thật sự đáng buồn vì đa số sinh viên Việt Nam đều thật sự không biết được mục tiêu nghề nghiệp của chính mình (mình không phán bừa đâu, “Thiếu kiến thức, yếu kỹ năng, mơ hồ về mục tiêu nghề nghiệp... đã khiến không ít bạn trẻ mất điểm trước các nhà tuyển dụng”)

- Chắc hẳn các bạn sẽ tự hỏi: Vì đâu nên nỗi này? Và liệu chính mình sau này có phải chịu số phận này hay không? Chính xác hơn, mình muốn nhấn mạnh đến “Sinh viên Hoa Sen ơi, các bạn thật sự muốn cái gì ?”.

Mình xin kể một câu chuyện đau thương T_T của chính mình: lúc mình xin đi tài liệu tại *** để làm đề án quy trình nhân sự, mình đã có một cuộc nói chuyện riêng (nhưng thực chất là đang phỏng vấn ngầm mình đấy các bạn ạ >_<) với giám đốc Công nghệ thông tin của công ty này (vốn có quan hệ “xa xa” với gia đình mình ^^). Chú ấy hỏi “cháu cần cái gì?” Mình trả lời là “trường giao cho cháu đề tài về quy trình nhân sự tại công ty, vì thế cháu muốn xin tài liệu về công ty chú và cháu cũng xin được phỏng vấn chú vài câu hỏi để cháu có thể làm bài”.

Chú ấy hỏi “vậy cháu cần tài liệu gì?” – Đây chính là điểm chết người của mình, các bạn ạ T_T. Tại vì trên mail lớp mình có đề cương về quy trình nhân sự bao gồm từ khâu tuyển dụng cho đến khâu sa thải, bao kèm luôn các biểu mẫu trong đó, dày khoảng gần…chục trang do thầy Phú gửi, và mình đã… đưa cho chú ấy thay cho câu trả lời (vì mình nghĩ trong đó có tài liệu và biểu mẫu mà chú ấy cần). Nhưng sau khi đưa xong, chú ấy xem một hồi rồi bảo “nếu chú là nhà tuyển dụng thì cháu RỚT LÀ CÁI CHẮC”. Vì sao T_T? Bạn thử đoán xem?

Trước khi đọc tiếp, bạn hãy ngừng lại một chút suy nghĩ thử xem




Và đây là lý do, này nhé, khi bạn đi phỏng vấn hay đi xin tài liệu để làm bài, khi được yêu cầu đưa tài liệu thì bạn phải đưa đúng cái họ cần, họ không có thì giờ rảnh rỗi và dư hơi đâu mà ngồi đọc gần chục trang tài liệu để tìm ra cái họ muốn. Bên cạnh đó, chú ấy còn hỏi “Quy trình nhân sự là sao?” “ Ơ…thì…nó là những sơ đồ và giải thích nằm trong đống giấy này nè chú ^^”. Và thế là… mình lại “rớt thêm một lần nữa”, vì ngoài lý do ở trên ra còn có lý do là bộc lộ điểm yếu kém trong học tập của chính mình…. Do đó, nếu như bạn đang chuẩn bị xin việc hay xin tài liệu của một công ty thì phải chuẩn bị sẵn sàng các câu hỏi dạng này nhé (đại loại các quy trình về Marketing, về tâm lý khách hàng, v.v…bạn còn nhớ chứ ? ^^).

Chú ấy còn hỏi mình (sau khi mình đã đưa xong tài liệu) “thế cháu muốn cái gì?” (chú ấy đã lặp lại câu hỏi 2 lần rồi), mình trả lời “dạ cháu cần các biểu mẫu như tài liệu đã mô tả và cách thức làm việc của công ty xem có tương quan gì giống so với quy trình ko để cháu còn rút ra nhận xét làm bài ạ”. “Vậy cháu tính vô công ty làm gì?”, “dạ cháu…..”. “Làm gì nhỉ?” – Mình tự hỏi – “Mục đích thật sự của mình là gì? Vô công ty, đứng đó ngó thiên hạ làm để mà viết à? Mà ai cho mình ngó cơ chứ. Hay là chạy lại phỏng vấn từng người? Mà cũng chẳng có ai rảnh rỗi để cho mình hỏi cả, với lại họ sẽ nói rất là hạn chế (tất nhiên, bí mật công ty ai mà dám nói, phải ko bạn?), hay là xin tài liệu về làm? Nếu vậy thì mình sẽ chỉ được mấy tài liệu thường thôi, những tài liệu chính yếu nhất cho bài đề án này thuộc dạng “tối mật”, ai mà dám cho? Làm sao đây?”. Nếu là bạn, bạn sẽ trả lời chú ấy cái gì đây T_T? Mình thật sự không nghĩ ra được câu trả lời thỏa đáng lúc đó…hic, “rớt thêm lần ba” nữa các bạn ạ T_T, hic…

Không mục đích rõ ràng, kiến thức hổng quá nhiều, tài ứng biến quá kém cỏi,… mình lúc đó thật sự đúng là đại diện cho một bộ phận thế hệ sinh viên >.<.

Đây là điều đầu tiên, tiên quyết và quan trọng nhất của đời người, vì thế mình xin được phép đào sâu thêm về vấn đề này. Xin bạn hãy trả lời mình: Bạn vì sao lại chọn ngành hiện tại mà bạn đang học? Vì đó là ý của gia đình, ý của bè bạn, hay một lý do nào khác? Đó có thật sự là điều mà bạn muốn hay không thôi? Bạn có biết mình đã phải tốn một thời gian khá dài chỉ để nhận ra rằng mình thực sự yêu thích ngành hiện tại của mình (Nhân sự) không?

Ngay từ hồi cấp 1, mình đã suy nghĩ một cách trẻ con “sau này mình sẽ làm gì?” – “Superman hay Siêu nhân đây ta ^^?” (các bạn thông cảm, cấp 1 mà, dễ bị ảnh hưởng lắm). Lên cấp 2, mình suy nghĩ chính chắn hơn 1 tí “sau này mình sẽ làm gì?”, thú thật lúc đó mình rất thích làm….ca sĩ ^^, mặc dù hát rất dở và cũng rất xấu, lý do mình thích là vì ca sĩ thì được nhiều tiền, được nổi tiếng.

Nhưng bây giờ mình ngẫm nghĩ lại, trong hàng trăm ngàn con người thì may mắn lắm mới có được một người có chất giọng thiên phú hay ngoại hình đẹp để được làm ca sĩ hay người mẫu. Vì thế, nhìn thấy cả hàng ngàn bạn trẻ đứng chen chúc nhau vì cuộc thi Vietnam Idol để mong muốn được mộng đổi đời, mình thấy thật…xót xa… Rồi lên cấp 3, tư tưởng được nâng lên “một tầm cao mới” – “Tương của mình sẽ làm gì đây?”. Và thế là, bạn biết ko, mình bắt đầu tìm kiếm cho chính tương lai thật sự là mình thích gì?

Hồi đó nói thật, mình còn “nai tơ quá”, thấy người ta phát tờ bướm quảng cáo tuyển chọn tư vấn viên, ngày làm 2 – 3 tiếng, lương trên 3 triệu/tháng (cách đây hơn 6 năm thì đó cũng là một số tiền kha khá đấy các bạn ạ). Thấy ham quá, vì vừa nhẹ nhàng (tư vấn thôi mà), lương cao nữa chứ, mình bèn mon men vô làm thử, và đó cũg chính làm “mùi đời” đầu tiên mà mình được nếm trải T_T. “Tư vấn viên” là gì thế nhỉ? Mình cứ hình dung ra trong đầu giống như là các chuyên gia mặc đồ lịch sự ngồi trong công ty hoặc là đến tư vấn cho các khách hàng.

Nhưng sự thật thì sao? Tiếp thị các bạn ạ T_T. Làm công theo sản phẩm mình bán được, làm ít thì khỏi có cái mà ăn >_<. Buổi trưa nắng gắt cũng phải ráng đội nón xách chiếc xe đạp cà tàng đi “tư vấn”. Hic, vậy mà lúc tuyển dụng vô, công ty nó hứa hẹn nghe “kêu” lắm cơ, nói là giới thiệu cùng lúc bao nhiêu người, rồi kêu họ giới thiệu tiếp bao nhiêu người nữa,v.v… là mình sẽ được lên thành manager. Hóa ra sau này mới biết đó là công ty thuộc dạng bán hàng đa cấp >.<. Mệt quá, làm không nổi, nghỉ thôi. Khổ nỗi, mới lớp 11 thì có công ty nào dám nhận, hic. Thế là lớp 11 trôi qua đi, lớp 12 cũng qua đi nốt, rồi điều gì đến cũng phải đến “Thi Đại Học”.

Thấy mợ rồi, mình thi vào cái ngành gì đây? Hic, lúc đó mình thật sự lúng túng, vì mình không thích cái gì cả. Gia đình mình thấy mình vẽ rất đẹp (tự sướng tí ^^) nên khuyên vô kiến trúc. Nhưng mình nói thật, mình chỉ thích vẽ tự do phóng khoáng, không thích bị gò bó theo đúng tỉ lệ này nọ như trong kiến trúc nên….ko thi. Lúc đó, ngành kinh tế hot lắm mọi người ạ, mấy đứa bạn mình cứ cắm đầu vô trường kinh tế, đa số là vô ngành “Quản trị kinh doanh” là nhiều. Mình hỏi tại sao? Nó trả lời “thằng ngốc, bây giờ ngành này rất hot là kiếm ra tiền nhiều lắm đấy, có ngu mới ko thi vô”. “ Uh, đúng là ngành này bây giờ hot thật, đang kiếm tiền nhiều lắm đây, thi vô thôi”. Thế nhưng, khi về thì lại bị các cô chú mình la lên “sao ngu thế, thi vô ngành này?”.

Mình trả lời “dạ nó đang hot mà >_” – “Hot hot đầu mày á, mày thấy chú mày ko? Học quản trị kinh doanh ấy? Hỏi chú mày xem, lúc đầu xin việc khó hay dễ? Kế toán không ra kế toán, marketing ko ra marketing, nhân sự ko ra nhân sự,…mỗi thứ một chút thì sau này ra làm ăn cái gì? Ba mẹ người ta thì là giám đốc này nọ mới cho con người ta thi vô ngành này để sau này tốt nghiệp để về tiếp quản sự nghiệp, còn không thì cũng là gia đình lắm của sẽ cho con người ta lập nghiệp sau khi tốt nghiệp nên mới học quản trị kinh doanh. Còn mày thì sao? Ba mẹ có là giám đốc ko? Gia đình có giàu có ko? Liệu mày có chắc chắn rằng mày sẽ chắn chắn làm sếp của người ta sau khi tốt nghiệp chứ ??? Mày xem, quá trời đứa học quản trị kinh doanh ra thất nghiệp đầy đường kìa. Học ngành khác đi, kế toán là thích hợp nhất đó !!!

Hic, có thể lời cô mình hơi cay nghiệt một tí, nhưng quả thật là cũng chỉ muốn tốt cho mình thôi. Ngẫm nghĩ lại lời cô nói thì cũng thấy đúng (xin lỗi các bạn học ngành Quản trị kinh doanh nha, mình ko có ý gì đâu >_<), quả thật trong các ngành nghề thì ko có nghề gì dễ kiếm việc hơn như là kế toán, chỗ nào cũng cần.

Nhưng quả thật, mình ghét toán kinh khủng (mặc dù trong tất cả các môn cấp 3 thì mình lại giỏi toán nhất ^^), mình sợ nhất là lúc “có lúc bị cắn rứt lương tâm” lắm vì ko biết ghi số liệu thế nào cho “vừa lòng sếp”, hay cảnh tượng “trong khi các nhân viên khác về hết thì mình lại phải “vật lộn” với mớ báo cáo, thuế này nọ, rồi khi nhân viên thuế đến thì phải cuống cuồng lên lo chỉnh sửa này nọ,… Do đó, nếu như là các bạn gái nào đang học ngành kế toán thì hãy mau mau kiếm tấm chồng trước khi đi làm nhá, vì đa số những cô gái mà mình gặp làm trong ngành kế toán thì đều…. hơi bị lớn tuổi (so với tuổi thực của họ), hay cau có nhăn nhó,… Các bạn cứ trông mấy nhân viên kế toán trường mình thì sẽ rõ ^^, do đó, cũng phải thông cảm cho họ, vì đó là đặc trưng của ngành kế toán mà, có thể nói là stress rất là nặng đấy !!!

Quay trở lại việc của mình, mình ghét công việc kế toán, ko thích kiến trúc, mà quản trị kinh doanh thì lại bị phản đối. Nản, bực mình quá, vơ đại tờ báo thì thấy nghe nói là ngành lâm nghiệp đang thiếu nhân sự trầm trọng, ra cũng dễ kiếm việc nữa. Thật sự lúc đó là mình vừa cãi nhau với gia đình xong, tâm trí lú lẫn quá nên đành đăng ký đại vô ngành “Chế biến lâm sản” ở Nông Lâm thuộc khối A. Còn ở Cao Đẳng thì đăng ký vô Hoa Sen. Đến lúc cuối cùng, mình “lén” đăng ký thêm khối D (dù mình rất ẹ AV) vào trường HUFLIT ngành “Quản trị kinh doanh quốc tế” (vì nghe cái mác “quốc tế” nên… khoái khoái ^^).

Cuối cùng trời thương, đậu cả 3. Nhưng vấn đề là chọn trường nào để học đây >.<. Học ở Nông Lâm bằng nghĩa với việc giống như đi “tu” từ sáng đến tận chiều tối mới về, đường xa, mệt mỏi, mà mình cũng không học thêm được bất cứ thứ gì, mà các cô mình cũng la là “học gì ko học, tự nhiên chọn nghề rừng rú, mốt lên rừng mà sống đi”, bên cạnh đó, ông mình lo lắng về xe cộ ban đêm nên phản đối.

Hic, còn học ở HUFLIT thì các cụ nhà mình có tâm lý “trường tư, dân lập” thì tệ hơn trường công rất nhiều (các bạn thông cảm, đọc báo thì thấy đó là tâm lý chung của phụ huynh Việt Nam thôi) nên các cô chú phản đối học, còn Hoa Sen, (lúc đó là cao đẳng), không đủ điều kiện để mọi người xét đến vì họ quan niệm, đại học ko học mà cứ chui vào cao đẳng học à? Nói tới nói lui, buồn cười ở chỗ, mình học mà cứ như là gia đình mình học vậy, quyết định tất cả ^_^. Cuối cùng, chịu không nổi, mình cắm đầu vô HUFLIT học “Quản trị kinh doanh quốc tế”.

Ngẫm nghĩ lại thì thấy mình quá bị lệ thuộc vào nhiều người: gia đình, bạn bè, hàng xóm,… Mình quyết định đi tới một điều khá liều lúc đó, tìm kiếm mục đích thật sự và ước mơ của chính mình (thậm chí là thi lại ĐH). Đầu tiên mình xin đi làm bồi bàn trong một khách sạn của Pháp vì mình nghĩ biết đâu mình sẽ phù hợp hơn trong công việc này. Thế nhưng, làm được gần 1 tháng mình….xin nghỉ. Có lẽ là vì không hợp. Rồi mình bay qua việc làm ở KFC, cũng không hợp, nghỉ.

Thời trang ư? Có lẽ mình sẽ thích đấy? Thế là mình làm thử trong các shop quần áo NinoMaxx, kết quả: hơn 1 tháng rồi nghỉ. Mình yêu âm nhạc, phim ảnh, làm thử xem sao? Ồ, mình làm tới hơn nửa năm lận đấy ^^. Rốt cuộc mình cũng không biết mình muốn cái gì nữa? Đành phải làm gia sư để kiếm sống qua ngày thôi. Bạn tin không? Một mình mình mà dạy tới 4 đứa học trò cùng một lúc: lớp 5, lớp 7, lớp 8 và lớp 9 trong 2 tiếng rưỡi ^^, dạy như “phân thân” vậy. Đến giờ sao nghĩ lại thấy mình "super" quá không đi chứ ^^ !!!

Mình thật sự rất là bơ vơ và cô đơn lúc đó, không biết tâm sự hay giãi bày cùng ai cả. Rồi mình chợt ngẫm lại: “Phải chăng tất cả những gì mình làm, tất cả những gì mình tiếp xúc đều liên quan đến con người ư?” Thế rồi, Hoa Sen, ngành Nhân Sự thẳng tiến ^^.

Bạn thấy không? Chỉ có một việc đơn giản là xác định “Tôi muốn cái gì?” cũng đã ngốn không hết bao nhiêu thời gian, tiền bạc và đôi khi là cả nước mắt của chính mình (hình như là khoảng 4 năm, nếu tính từ năm lớp 10 ^^). Ngẫm nghĩ một cuộc hành trình đã qua đi, mình đã được gì? Mất gì? Chắc hẳn các bạn đang tự nói rằng “làm thêm nhiều như mình liệu có tốt hay ko?”, một số bạn khác sẽ thắc mắc “làm thêm mà không đúng chuyên ngành của mình thì thật là phí !”.

Bạn ạ, nói thật, ngẫm nghĩ qua một thời gian nhìn lại, mình xin thưa không có phí đâu !! Làm thêm nhiều thì bạn sẽ thấy được bộ mặt thật của cuộc sống. Bạn có biết người ta gọi cuộc sống này là gì ko? “ Nhân gian ” đấy bạn ạ. “ Nhân gian” là sao? (Nhân là người, gian thì chắc là….gian dối, gian tà quá ^^). Quả thật, có đi làm thì bạn mới thấy được bộ mặt thật của số người diễn viên ca sỹ bề ngoài trên TV thì đạo mạo lễ phép lịch sự lắm, còn ở ngoài đời thì sao? Xin thứ lỗi nhưng mình xin phép được nói thẳng, như sh!t đấy bạn ạ, chửi tục nói xấu tùm lum. Có làm thêm thì mình mới rèn luyện cho “độ dẻo” của chính cái lưỡi mình, thật đó ^^.

Khi làm trong nhà hàng, mình đã chứng kiến không biết bao nhiêu là câu nói chướng tai gai mắt của một số người nổi tiếng, coi thường bồi bàn như dog vậy, nhiều lúc mình ráng mà cắn răng nhịn nhục, ko muốn “bụp” thằng cha đó một phát, ráng im lặng nghe chỉ vì muốn có lương để sống mà thôi.

Có ông tặng sinh nhật vợ cái Vertu, vậy mà lúc thối tiền, quầy cashier quên mất 1.000đ mà ổng cũng làm ùm lên, bạn thấy ko? Đời là thế đấy bạn ạ …Do vậy, khi ba mẹ bạn cho bạn tiền xài, hãy biết trân trọng những đồng tiền đó, vì có thể, nó chính là công sức của những lần chịu đựng bị chửi rủa, của những giọt mồ hôi, nước mắt và đôi khi là cả máu nữa

Bạn biết ko, đôi khi làm thêm lại trang bị cho bạn rất là nhiều kỹ năng mềm cần thiết cho chính bạn sau này. Ví dụ như kỹ năng thương thuyết với khách hàng (tại bán hàng nhiều sẽ biết tâm lý của họ thôi), kỹ năng “chịu đựng nghe chửi từ sếp” (bị khách chửi riết nên sếp chửi chẳng là gì cả đâu bạn à ^^), kỹ năng phối hợp nhóm, lập chiến lược,v.v…Bạn có biết vì sao bánh mì Hamburger phần trên của bánh lại mỏng trong khi phần dưới luôn dày hơn ko (theo tỷ lệ 30/70)? Tại vì cơ hàm dưới của con người luôn phát triển hơn cơ trên, do đó, nếu để phần dưới của bánh dày hơn thì sẽ khiến cho người ăn cảm thấy ăn ngon hơn so với tỷ lệ 50/50 bạn à. Hay các bí quyết để pha nước uống ngon, bí quyết để mặc đồ đẹp, v.v…Nếu làm thêm nhiều thì bạn sẽ càng khám phá ra rất rất nhiều điều thú vị đấy bạn ạ ^^.

Có bạn hỏi tôi, nhưng buổi tối em học thêm AV này nọ rồi, làm sao đi làm đây? Mình chỉ nêu ý kiến của riêng mình thôi nha, nếu bạn làm thêm ở ngoài, thì bạn sẽ được tiếp xúc với một môi trường đầy ngoại ngữ (nhất là trong các nhà hàng hay các khu kinh doanh trung tâm), vừa nâng cao kỹ năng làm việc, vừa nâng cao ngoại ngữ của mình. Vì thế mới có chuyện buồn cười mà các báo đã đăng là “vì sao học sinh sinh viên Việt Nam học AV từ hồi lớp 6, vậy mà sau 7 năm học tại trường trung học, thêm 4 năm tại trường ĐH, vậy mà sao kỹ năng AV quá yếu, thua cả mấy ông xích lô ôm ở ngoài khu Phạm Ngũ Lão nữa ?" >.<). Đơn giản là vì ở trường chỉ quá chú trọng đến lý thuyết bạn ạ, do đó kỹ năng giao tiếp của chúng ta trở nên yếu đi. Do đó, đừng ngại ngùng khi tiếp xúc hay làm việc thêm , bạn nhé.

Mình “tám hưu tám vượn” nãy giờ cũng chỉ tập trung vào một vấn đề “ bạn thật sự muốn cái gì?” bạn có yêu công việc bạn đang làm hay không? Bạn làm vì cái gì? Vì cuộc sống, vì gia đình muốn thế, hay là vì….tiền ^^. Có khi nào vì chính bản thân bạn yêu thích nó không? Nếu không thì mình e là bạn sẽ không thể nào trụ nổi trong các xã hội “ Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông thì nhiều " này đâu bạn à.

Đừng bao giờ chê kém công việc mà mình yêu thích, bạn biết chủ tịch tập đoàn HAGLai chứ, cái chú “bé bé lùn lùn” tên Đoàn Nguyên Đức gì đó nhưng khiến mình phải kính cẩn cúi chào đấy, nếu bạn rảnh thì kiếm đọc tiểu sử của ông ấy đi, rớt ĐH hình như không phải một mà là….ba lần thì phải, nhưng ông ấy quyết tâm kiên trì với công việc liên quan đến gỗ vì ông ấy yêu nghề ấy (nghề mà gia đình mình chê quá trời í), vậy mà cuối cùng thì sao? Mọi người đều thấy cả rồi đấy, trùm tỉ phú giàu nhất nhì Việt Nam đấy ^^.

Đọc đến đây, xin bạn hãy ngưng lại , và mình cũng xin phép được…ngưng luôn, đánh mỏi tay qua rồi ^^. Hãy đóng cửa ở yên trong phòng, hay ra một góc yên tĩnh nào đó cũng được, suy nghĩ xem "Bạn thật sự muốn cái gì?” Nếu như bạn không trả lời được câu hỏi, thì bạn không phải là vô dụng nhưng… bạn vĩnh viễn mãi ko bao giờ giàu lên được đâu, biết đâu may mắn có thể có đấy nhưng xác suất thì sao nhỉ? Có lẽ là vô cùng thấp. Và nếu như bạn không trả lời được, vậy thì lần sau bạn khỏi phải xem phần cuối cùng của mình viết nữa, vì nó sẽ không liên quan đến bạn đâu.

Có một số câu hỏi mình hẹn ở phần 1 sẽ trả lời, nhưng xin đành lỗi hẹn ở phần 3 vậy, và cũng là phần kịch tính nhất ^^ (theo như mình nghĩ):
- Cuộc “đấu trí” căng thẳng giữa mình và 3 ông “lớn” (giám đốc công nghệ thông tin, giám đốc kinh doanh và phó tổng giám đốc tập đoàn *** (đồng thời là cựu giám đốc nhân sự của các tập đoàn Nestle và Ajinomoto Việt Nam) nên có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tuyển dụng nhân viên) . Hãy cùng đón xem để thấy được mình đã bị “tàn sát” như thế nào nhé >_< !!! Còn bây giờ thì….“ bạn muốn cái gì nào?” ^^

Đêm nay mình cô đơn thật.......nhớ quá đi.....

----------------------------------------------------------

Như đã hẹn, phần cuối đây ^^

Phần 3

(Đây là phần mà mình cảm thấy hay nhất và tâm đắt nhất của chính mình)

Tiếp theo nào, những điều cần thiết để thành công trong lúc tuyển dụng và làm việc:

Xác định được mình muốn cái gì? (Bạn xem lại phần 2 nhé)

Cuộc đời vốn không bao giờ đẹp như là ta nghĩ !!!

Các bạn biết vì sao mình lại viết điều này ko? Như mình đã phân tích ở phần 2, cuộc sống là gì bạn nhỉ? Có một câu “ranh ngôn” nói thế này “LIFE is a LIE without “F”… Đôi lúc có khi nào bạn tự than thân trách phận chính mình ko? Vì sao tôi ko đẹp trai hay xinh gái? Vì sao tôi lại quá đẹp trai nhưng lại quá…nghèo? Hay, đẹp trai thật là…khổ T_T? Vì sao gia đình tôi quá nghèo mà trong khi gia đình mấy tên “idiot” ấy thì lại quá giàu?

Tôi cắn răng làm việc chịu nhục nhã chủ yếu để có vài trăm ngàn đồng đóng học phí, trong khi đó, có nhiều “con thiêu thân” sẵn sàng đốt vài trăm triệu như đốt rác trong các quầy bar? Vì sao????....

Đừng hỏi vì sao lại thế bạn ạ? Vì mình xin thưa với bạn rằng, cuộc sống nó “vốn là như thế ”. Có một câu “ranh ngôn” mà mình từng nghe được, nay xin chia sẻ “đừng tự hào mình nghèo mà học giỏi, hãy tự hào rằng mình học dốt mà vẫn giàu. Đừng hỏi tại sao mình nghèo mà vẫn giỏi hãy hỏi tại sao mình giỏi mà vẫn nghèo”.

Than thân trách phận vậy đủ rồi bạn nhỉ, có thời gian mình xin phép chia sẻ việc than oán ở đây. Còn bây giờ? Quay trở lại vấn đề chính nhé, “Cuộc đời không bao giờ đẹp như là ta nghĩ !!!” - nó có liên quan gì đến việc tuyển dụng hay xin việc ko? Xin thưa với bạn là có liên quan cực kỳ mật thiết ấy. Bạn có biết tâm lý chung của đa số sinh viên khi vừa mới ra trường là gì ko? Đó chính là thích tự lập, muốn tự khẳng định lấy chính mình, nói một cách tiêu cực hơn thì đó là háo thắng và hơi tự cao tự đại một tí... Mình cũng vậy, tâm lý đó mình cũng đã từng có, và cũng vì do tâm lý đó, nên mình đã bị ba vị sếp lớn ấy “dập” cho một trận “tơi bời hoa lá” >_<.

Cụ thể nhé bạn, khi mình xin vô thực tập tốt nghiệp tại công ty, thì chú phó tổng hỏi mình “Vì sao cháu muốn vô công ty?”. “Dạ, sắp tới cháu sẽ phải đi thực tập tốt nghiệp nên cháu muốn xin vô công ty chú để cháu có thể học hỏi kinh nghiệm ạ. Cháu muốn được phát triển cho chính bản thân cháu trở nên trưởng thành hơn, chuyên nghiệp hơn. Cháu muốn trở thành một nhà nhân sự giỏi nhất. Do đó, cháu tin rằng *** sẽ là nơi để cháu thực hiện được hoài bão ước mơ cháy bỏng ấy”. Bạn thấy mình trả lời hay ko ^^? Nếu là bạn, bạn sẽ trả lời giống như mình chứ? Và bạn biết kết quả là gì ko? Bị “la mắng té tát” >_<…Hic….Nguyên nhân vì sao nhỉ? Rõ ràng mình trả lời có câu cú, hay lắm cơ mà, sao lại…. Mình cho bạn vài giây nhìn lại câu trả lời của mình, suy nghĩ đi bạn nhá.




Lý do chính là, như mình đã nói từ lúc đầu, đa số sinh viên thích tự khẳng định mình. Do đó, đôi khi có thể là “vô tình” hoặc “cố ý”, họ đã nâng cao cái “tôi” của chính mình lên quá cao. Bạn ạ, cái mà nhà tuyển dụng mong muốn ở mình khi tuyển vào trong công ty đó là làm việc cho chính công ty của họ, còn chuyện học hỏi hay cái gì đó là thuộc về chính bản thân mình. Công ty không phải là nơi để bạn muốn cái này, thích cái kia. Vậy mình hỏi, giả sử công ty không có cái bạn cần thì sao? Bạn nghỉ việc hay bạn bỏ sao? Có thể bạn ko có suy nghĩ đó, nhưng vô hình chung, câu cú mà mình nói (đôi khi có thể bạn cũng phạm phải tương tự) đã làm cho nhà tuyển dụng hiểu lầm và họ sẽ có ngay thái độ tiêu cực đối với mình. Khi họ tuyển bạn vào làm, bạn chỉ có một nhiệm vụ duy nhất, đó chính là làm việc và làm việc mà thôi.

Còn bạn muốn học hỏi ư? Xưa rồi Diễm? Ở công ty ko ai “dư hơi” mà ngồi chỉ cho bạn từng li từng tí đâu, vì sẽ ảnh hưởng đến công việc và quyền lợi của họ? Ai mà tốt đến vậy? Đúng ko bạn? Vô công ty bạn chỉ có làm và làm, còn muốn nâng cao hay học hỏi à? Làm thật nhiều vào hoặc đọc sách thật nhiều vô… Như mình đã nói, ở đời mọi cá nhân hay tập thể đều luôn muốn đặt lợi ích của mình lên cao nhất. Bạn muốn thế này, nhưng công ty thì lại mong muốn bạn như thế kia. Vậy bạn có chịu làm hay ko? Ko làm thì “mời anh (chị) nghỉ”. Bạn tự hỏi xem, bạn cần công ty hay là công ty cần bạn? Bạn nên nhớ, hàng năm tại Việt Nam số người thất nghiệp lên đến vài trăm ngàn.

Vậy bạn đang ở tư thế nào? Chủ động hay bị động? Tự bạn suy nghĩ nhé. Sai lầm trong chính câu trả lời của mình đó chính là đã sử dụng từ “tôi muốn” quá nhiều, nhưng lại không có một câu nào như là muốn đóng góp cho công ty cả. Trong khi đó lại là câu quan trọng nhất, “ăn điểm nhất”, thể hiện thái độ mong muốn tha thiết của mình vào trong công ty là để đóng góp vào sự phát triển của nó.

Nói tóm lại, nếu bây giờ bạn đang nghĩ mình đang giống như là “lỗ rốn của vũ trụ” thì hãy bỏ ngay suy nghĩ ấy đi nhé. Nên nhớ, trong công ty, bạn không là cái gì cả . Mình xin được nhắc lại, không là cái gì cả, bạn nhé !!! Hãy hạ mình xuống, cúi đầu, lắng nghe và học hỏi….

Nhưng bạn sẽ tự hỏi rằng mình sẽ có lúc phải chịu “la mắng” khi đi làm ư? Sẽ phải “dạ dạ vâng vâng” với những điều mà bạn đã nghe muốn nhàm tai khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường ư? Hay bạn sẽ có lúc bực mình vì sao “tên này ngu hơn mình, nhưng tại sao lại chức cao hơn mình?”.v.v….Bạn có biết trong mười điều răn bất hủ mà Bill Gates dành riêng cho các bạn thanh niên trên đường lập nghiệp hay kiếm việc, điều gì là đứng đầu tiên ko? “Thế giới này vốn không công bằng”, các bạn ạ.

Do đó, nếu bạn còn đang mơ màng trong mấy luật nhân quả xa xưa cũ rích như trái mít, thì mình xin bạn hãy nhéo mình một cái rồi tỉnh lại trong thế giới khắc nghiệt này đi nhá. Đừng cố chống cự nó, nhưng hãy cố mà “thích nghi với nó” – như là Bill Gates đã nói. Đừng cố thích “chơi nổi” nhưng hãy tỏ ra hữu dụng và thông minh trong công việc, nếu là các nhà lãnh đạo tài giỏi, họ sẽ “để mắt” đến bạn ngay, còn nếu ko? Hãy ra đi vì nơi đó không có ai xứng đáng để bạn phục vụ trung thành và tận tâm cả. Yên tâm, bạn nhé….

Tiên trách kỷ, hậu trách nhân

Câu nói này có liên quan gì đến công việc nhỉ? Nhiều lắm đấy bạn ạ. Mình xin phép được hỏi bạn, bạn học môn gì giỏi nhất, và môn nào bạn học tệ nhất? Thí dụ nhé, tại sao môn văn bạn lại học rất giỏi trong khi môn toán thì lại rất “”. Vì sao? Chắc chắn bạn sẽ đưa ra các lý do để “bạo biện” cho mình, nào là tại môn toán là môn 3K (khô, khó, khổ) ^^, nào là em ko có năng khiếu, nào là môn toán toàn mấy số liệu nhức cả đầu, hình vẽ rắc rối,.v.v…

Bạn ạ, được rồi, đừng cố bao che cho sự dở tệ hại của chính mình. Hãy thừa nhận thẳng thắn đi, tại em “” ^^. Bạn có biết vì sao mình lại hỏi bạn như thế ko? Khi bạn đi làm hay thực tập, cấp trên sẽ giao cho bạn một số dự án hay công việc mà mình phải làm cho tốt. Nhưng xui xẻo thay, sau khi kết thúc những công việc ấy thì kết quả lại tệ hại. Và bạn biết hậu quả là gì rồi đấy. Bạn nên nhớ cho điều này, khi làm trong công ty, cấp trên sẽ chẳng “dư hơi” đâu mà dành ra thời gian để nghe bạn kể lể lý do vì sao bạn lại thất bại đâu. Cái họ muốn, cũng chính là phần mình đã nói ở phần 1, đó chính là kết quả của công việc phải tốt .

Còn nếu bạn ko làm tốt ư? “Mời anh (chị) nghỉ, đừng ở đây kể lể, tôi sẽ tuyển nhân viên khác thay anh (chị) !!!”. Đừng bao giờ trách người khác, ngoại cảnh hay thứ gì, mà hãy tự trách chính bản thân mình vì sao mình lại ko nghĩ ra trường hợp đó chứ? Tại sao không tiên liệu ra và đưa ra giải pháp dự phòng chứ? Tại sao? Ừ, tại mình dở (thẳng thắn chấp nhận đi, đừng cố bao che làm gì cả ^^).

Lần sau mình sẽ làm khá hơn, và đó sẽ là “kinh nghiệm xương máu” cho mình sau này. Nhưng nếu lỡ khi bạn được giao ngay đúng một công việc mà không đúng chuyên ngành của mình thì sao? Bạn ơi, như lúc đầu mình đã nói, cuộc sống không bao giờ cho bạn có quyền lựa chọn cả bạn à (hiếm lắm), “anh (chị) có làm được ko? Ko làm được thì tôi sẽ giao cho người khác”. Bạn có làm ko, nếu như bạn từ chối, vậy tức là bạn đang tước bỏ đi cơ hội thăng tiến của chính mình trong mắt cấp trên rồi đấy.

Bạn biết ko? Có một câu nói rất hay mà chú phó tổng đã giành cho mình, nhưng nay mình cũng xin sẵn sàng chia sẻ lại cho các bạn, “nếu như cháu muốn làm nhà lãnh đạo thì trước hết cháu không những giỏi những cái mà cháu yêu thích mà phải giỏi luôn cả những cái mà cháu ghét, thậm chí là cực kỳ căm ghét”…

Nghe hơi chướng tai quá các bạn nhỉ, nhưng sự thật thì rất đúng đấy các bạn ạ. Nếu bạn mà cứ “chăm chăm” vào những điều mà mình thích thì bạn sẽ chẳng bao giờ “pro” ở những cái khác. Và do đó, nếu như bạn lên làm giám đốc hay lãnh đạo thì sẽ chẳng ai phục bạn cả (Nó “dở” hơn tôi nhưng sao nó lại lên làm sếp của tôi cơ chứ? Tôi không phục!!!). Một nhà lãnh đạo tài giỏi thì phải giỏi ở tất cả mọi mặt thì mới “đắc nhân tâm”, làm cho nhân viên khâm phục và mới theo phục vụ bạn chứ, đúng ko? Ở đời ko bao giờ cho bạn được quyền chọn lựa thích làm những công việc chuyên ngành đâu bạn à, hiếm lắm.

Do đó, không thiếu gì người làm không đúng chuyên ngành của mình, nhưng họ đã hoàn thành xuất sắc và được ban lãnh đạo cũng như nhân viên tin tưởng và khâm phục. Khi bạn đi thực tập cũng vậy, đừng bao giờ đòi hỏi là em muốn làm phòng này, em muốn làm ở bộ phận kia, em muốn ngồi vào vị trí nọ,v.v… Dẹp ngay lập tức suy nghĩ ấy đi, bạn nhé. Cực kỳ có hại đấy! Hãy chấp nhận bằng lòng với những gì mình đang có, đừng đòi hỏi. Bạn nên nhớ rằng, bạn cần công ty chứ công ty ko cần bạn ^^, bạn không là cái gì cả. Do đó, hãy chấp nhận nhưng hãy hoàn thành công việc mà bạn đang làm thật tốt. Một nhà quản trị giỏi chắc chắn họ sẽ để mắt đến bạn vì họ “đôi khi cố tình” giao cho bạn một vị trí trái chuyên ngành để “thử thách” bạn đấy, nếu bạn làm tốt thì sao nhỉ? Chắc sau 1 - 2 năm bạn sẽ lên làm trưởng phòng hay giám đốc đấy ^^.

Còn nếu bạn vô công ty mà ở đó, bạn xin làm công việc gì mà họ cũng đáp ứng hết đúng tất cả cho bạn thì sao? Vậy thì….biết nói sao nhỉ…mình xin…chia buồn cùng bạn^^. Vì như vậy, bạn sẽ không bao giờ được thử thách thật sự với những công việc mà bạn sẽ không bao giờ ngờ tới khi mình đi làm sau này. Nên, khi đi thực tập, hãy nhớ, ko có việc gì làm thì hãy cố gắng “tìm ra việc để làm”, nếu họ thấy bạn cứ “nhéo nhéo quấy rối” đòi việc làm (mà họ thì đang mắc bận) thì thường họ sẽ giao cho bạn các công việc khó để bạn im đi ^^, đồng thời họ sẽ có suy nghĩ “mày hả bưởi ^^ !!!”. Cố gắng hoàn thành thật tốt các công việc đó nhé bạn.

Mình xin lấy ví dụ về mình nhé, mình xin đi thực tập tại *** thì (rút kinh nghiệm “xương máu” T_T ở mấy đợt trước), mình ko đòi hỏi ở bất kỳ phòng ban hay công việc gì? Mình chỉ xin được làm việc (trong lúc làm việc thì mình sẽ tự tìm tài liệu để báo cáo) ở bất kỳ phòng ban nào. Vì mình tâm niệm “nơi nào có con người, tức là nơi ấy có nhân sự, mà có nhân sự, thì tức là có vấn đề để mình làm bài ^^”. Còn bạn thì sao? Bây giờ vẫn còn có tâm lý đòi hỏi “tôi muốn” nữa chứ ^^ ??? Hạn chế “tôi muốn” vì lợi ích bản thân đi, bạn nhé ^^.

Biết suy nghĩ tích cực

Ái dà, suy nghĩ "tích cực" là gì nhỉ? Tức là… suy nghĩ “ko tiêu cực” à ^^? Thực chất, đã bao giờ bạn cảm thấy chán đời chưa, chán cuộc sống này, chán xã hội này, “bất công quá” .v.v… Mình cũng vậy, dù hiện giờ mình đang rất là buồn chán, tuy đang chia sẻ cùng bạn nhưng mình cũng đang tự động viên chính mình đây T_T.

Mang tiếng học Hoa Sen nhưng gia đình mình thì khá khó khăn, bà mình thì nằm viện mổ, viện phí thì rất cao, ông thì tàn tật vì tông xe, mình đi xin phỏng vấn thực tập thì bị chê lên chê xuống, bố mẹ thì ko ở gần mình kể từ năm mình 2 tuổi đến giờ, mấy cô chú thì già cả không lập gia đình, mấy đứa em thì đang tuổi ăn học, người mình yêu thương nhất thì vừa chia tay xong,…..Bạn thấy không? Đôi lúc ngồi một mình, mình chợt cảm thấy rất tủi thân và cô đơn, ước gì có ai đó để mà tâm sự, để mà chia sẻ nỗi lòng.

Đôi khi mình chỉ muốn buông xuôi hết tất cả, ra sao thì ra. Còn bạn, bạn có gặp chuyện buồn phiền gì nhất giống mình ko? Đôi lúc mình nghĩ tại sao mình lại tồn tại trên cõi đời này để làm gì? Trần gian đúng là trần “gian” (gian = gian khổ, gian ác, gian trá,… ^^). Nhưng bạn biết ko, khi ta tồn tại trên cõi đời này, thì Thượng Đế đã ban cho ta một nhiệm vụ linh thiêng cao cả nào đó rồi. Bạn tồn tại, bạn sống không chỉ cho riêng mình mà còn cho những người thân chung quanh. Có lúc, mình chợt nghĩ, nếu như mình “ra đi đến một nơi thật xa ” thì gia đình mình, cha mẹ, cô chú, em mình,… sẽ ra sao đây? Ai sẽ chăm sóc họ? Nhiều lúc mình vì họ mà mình muốn buông xuôi tất cả, nhưng nhiều lúc cũng vì họ mà mình phải bắt buộc sống, bắt buột tồn tại và bắt buộc làm giàu

Ấy, lại đi lạc đề mất rồi. Xin lỗi ^^. Quay trở lại chuyện tuyển dụng sinh viên. Mình đưa ra ví dụ nhá. Trước khi gặp chung ba người thì chú giám đốc công nghệ thông tin có hỏi mình “cháu tại sao lại không muốn gặp chú T. (là chú phó tổng í ^^) để xin tài liệu làm bài?”. Mình trả lời “Dạ vì cháu sợ sẽ làm mất thời gian vàng ngọc của chú ấy và cháu sợ chú ấy có một số tài liệu quan trọng không thể giao ra ạ, cho nên cháu mới đến đây để gặp chú”. Bạn biết gì ko? Mình đã bị chú mắng “té tát” vì tội…

Tội gì nhỉ? Bạn thử nghĩ xem ^^?




Tội mình là cứ nói “tôi sợ” quá nhiều. Bạn nhớ, đây là cụm từ “cực kỳ tối kỵ” trong tuyển dụng, đừng bao giờ nói ra từ này nhé, vì khi đó, bạn sẽ thể hiện mình là người nhát việc, có ý chí ko cầu tiến và suy nghĩ cực kỳ thiếu “tích cực” (dù bạn ko phải thế, nhưng bạn có nghe câu “tình ngay lý gian” chưa? Dù bản thân mình ko có nhưng những gì mình nói, mình hành động lại là cái trở ngại khiến nhà tuyển dụng hiểu lầm….

Khi gặp một vấn đề, một công việc khó hay trái chuyên ngành, hãy tự nhủ rằng “mình sẽ làm được và cũng sẽ làm thật tốt nhất những gì mà mình có thể”. Đó cũng chính là câu nói mà đa số nhà tuyển dụng hay các sếp đều “ưa thích” khi nghe nhân viên mình nói vậy đó ^^. Đừng bao giờ có suy nghĩ tiêu cực, đó sẽ là cản trở lớn nhất (sau điều “bạn ko biết được mục đích của mình”) ngăn cản bạn thành công sau này đấy. Tin mình đi, mình thấm thía quá đủ rồi T_T.

Khi bạn trở nên chán chường mệt mỏi hay thất vọng, hãy tự rửa mặt, soi vào gương và nói “ Tôi ơi đừng tuyệt vọng” (Trịnh Công Sơn), Bạn thân yêu ơi, hãy cố lên nhé !!! ….

Còn phần cuối cùng nhưng rất thú vị và rất thực tế: Những “tréo ngoe và nghịch lý” mà sinh viên Hoa Sen và sinh viên Việt Nam nói chung phải chịu khi làm đề án >_<, mình sẽ cập nhật sau hen. Bây giờ ngủ cái, đánh máy suốt mấy tiếng rồi ^^.

Tóm lại những điều cần nhớ khi đi xin việc hay thực tập (từ kinh nghiệm của mình):

- Phải biết rõ mục đích là mình muốn cái gì

- Phải có thái độ làm việc, cách suy nghĩ “tích cực”

- Muốn thành người lớn nhất, trước hết phải trở thành người bé nhất. Muốn thành người giỏi nhất thì không những giỏi những cái mình thích mà phải giỏi luôn cả những cái mà mình rất ghét/dở

- Đừng bao giờ đòi hỏi “tôi muốn” ở bản thân quá nhiều, mà ngược lại, hãy chứng tỏ rằng công ty cần mình chứ ko phải mình cần công ty ^^

- Hãy luôn khiêm tốn (dù có những cái bạn đã biết rồi nhưng vẫn im lặng nghe, sẽ rất là tai hại nếu bạn làm cho cấp trên “mất hứng” đấy ^^), đừng thích “chơi nổi”, mà ngược lại, hãy cố gắng làm việc trong “âm thầm” nhưng hãy đem những kết quả tốt đẹp nhất đến cho cấp trên.

- Các nhà tuyển dụng ở các công ty lớn thường có khuynh hướng “hỏi đến tận cùng” để kiểm tra xem độ hiểu biết chuyên môn công việc của bạn. Do đó, nếu như trong các đợt phỏng vấn, nếu như bạn cảm thấy mình bị hỏi như “ép đến cùng đường” luôn thì phải….vui mừng, vì chứng tỏ nhà tuyển dụng họ đã có “hứng thú” với bạn. Xin chúc mừng ^^. Còn nếu trong đợt phỏng vấn, nếu như bạn mừng vì nhà tuyển dụng chỉ hỏi bạn “qua loa” vài câu, thì mình xin…thành thật chia buồn cùng bạn.

- Tối kỵ dùng các từ ngữ “tôi muốn” (vì lợi ích bản thân), “tôi sợ/ ngại/ lo/cứ tưởng”, “công ty/anh/chị (nhà phỏng vấn) hãy….” (như ra lệnh ý >_<), “à ừm” quá nhiều, nói quá nhanh hay quá chậm, nói quá nhỏ hay quá to. Loại hết bạn nhé !

- Tối kỵ các hành động chống cằm, ngáp (mà ko bịt miệng), mắt láo liên, đút tay vô túi và đặc biệt là khoanh tay (đây là một thói quen rất xấu mà đa số các bạn khi đi dự hội thảo hay đi học đều làm, vì nó thể hiện thái độ cam chịu, bị động,..).

- Bắt tay thì sao nhỉ? Bạn có biết ko? Luôn tuân theo quy tắc “Trên trước, dưới sau”. Nhà tuyển dụng trước, bạn sau. Còn nếu ngang vai vế nhau, thì phụ nữ luôn “lady first” ^^. Đừng có nhanh nhảu nghĩ rằng bắt tay trước sẽ gây ấn tượng cho người tuyển dụng về sự tự tin của bạn nhé, mình nghĩ kết quả sẽ ngược lại đấy ^^.

- Nếu được, bạn hãy ngồi xuôi theo ghế mà bạn đang ngồi (đừng bao giờ ngồi thẳng vì ghế dựa thì hơi nghiêng, mà bạn thì ngồi thẳng lưng lên thì trông rất…kỳ ^^). Bạn thử để ý mấy ông sếp hay các bác nguyên thủ quốc gia ngồi sao nhỉ? Ngồi xuôi theo ghế, hai bàn tay đan chéo vào nhau, còn chân thì gác chéo. Sao mình lại ko bắt chước nhỉ ^^?

- Đàn ông thì ko nên sức nước hoa, còn phụ nữ thì dùng mùi nhẹ thôi, càng nhẹ càng tốt. Vì sao ư? Nếu gặp một nhà tuyển dụng mà dị ứng với nước hoa của bạn thì sao nhỉ ^^?

- Luôn nhìn vào trong ánh mắt của nhà tuyển dụng. Đừng nhìn với thái độ “chằm chằm soi mói”, mà ngược lại, hãy nhìn một cách tự tin như muốn nói “tôi đã sẵn sàng vào vị trí mà ngài muốn tuyển dụng”

- Nếu được, hãy ngồi phía bên tay trái của nhà tuyển dụng. Vì sao? Bán cầu trái của não luôn “yếu” hơn bán cầu phải, do đó bạn sẽ dễ dàng thỏa thuận được về điều mình muốn hơn. Còn nó có luôn đúng hay ko thì mình…ko biết ^^. Tại nghe đồn trong môn Kỹ năng thương lượng nói thế ^^.

- Không bao giờ là quá muộn, kể cả lúc bạn đang đọc được những dòng này.

- Lời cuối cùng, “cuộc sống không bao giờ công bằng cả” nhưng, bạn ơi, hãy cố gắng lên nhé ^^.

------------------------------------------------------------------
Ok, như đã hứa ^^.

Tản mạn về cuốn báo cáo

Bạn thử để ý xem, có phải là hầu như các bạn sinh viên thường chọn cho mình những đề tài cực kỳ “vĩ mô” để làm báo cáo, phải ko? Nào là “các chiến lược nâng cao sức cạnh tranh cho công ty XYZ”, nào là “các giải pháp để nâng cao giải pháp quản lý nhân sự cho công ty ABC”,.v.v… Bản thân mình là chuyên ngành nhân sự, mình ko rành nhiều lắm về các ngành khác nên ko dám phán bừa, mình hiện chỉ nói dưới góc độ là đang làm đề án về nhân sự thôi, tuy nhiên, biết đâu sẽ liên quan một tí đến bạn thì sao, nhỉ ^^ ?

Mình xin kể lại câu chuyện khi mình xin làm đề án thực tập tốt nghiệp tại công ty, chú phó tổng hỏi mình muốn làm về cái gì? Mình xin thưa là “ đề án của cháu là muốn viết về các giải pháp để nâng cao quy trình nhân sự của công ty trở nên tốt hơn ”. Đọc đến đây, bạn thử hình dung ra xem, tên đề tài này có “giông giống” so với các tên đề tài khác trong thư viện hay văn phòng khoa mà bạn đã từng đọc ko? Và bạn biết chuyện gì đã xảy ra sau khi mình nói tên đề tài ấy chứ? Lại bị mắng T_T…thấy mà nản…OK, vài phút suy nghĩ bắt đầu trước khi quét khối dòng tiếp theo để có được câu trả lời bạn nhé ^^.

Điểm yếu đầu tiên của mình khi nói đến là tên đề tài: quá sức là “vĩ mô”. Bạn biết ko, trong nhân sự có rất là nhiều phần (Tuyển dụng, lương thưởng phúc lợi, Đào tạo, Hoạch định,.v.v….), và trong mỗi phần nhỏ ấy lại có các phần nhỏ hơn nữa (Ví dụ như trong Tuyển dụng thì có các mục “làm sao để có thể tuyển dụng được người tài cho công ty?”, “làm sao để có thể giữ chân được người tài trong công ty?”, “làm sao để....”,.v.v….Rồi trong từng mục nhỏ của nhỏ lại có các mục nhỏ hơn nữa (ví dụ: “trong cách thức làm sao để giữ chân người tài?” còn có các mục “giữ chân họ bằng vật chất như thế nào?” “giữ chân họ bằng tinh thần phúc lợi như thế nào?”, v.v….

Bạn có thấy kinh khủng ko? Ấy vậy lạ một điều (sau này mình mới được “giác ngộ” ra, chính xác là bị la mắng nhiều quá nên “giác ngộ” ra T_T), mình đi tham khảo một số báo cáo của các bạn, ko những của Hoa Sen, mà của các bạn sinh viên trường khác, đều thấy đa số đều chọn các đề tài "vĩ mô" thế này.

Thế nhưng, nếu bạn viết các báo cáo tổng hợp thế này thì bạn phải có kiến thức tổng quát và chuyên sâu rất cao thuộc dạng tiến sĩ trở lên, và cuốn báo cáo bạn viết phải dày tối thiểu là 400 – 500 trang. Ấy vậy mà, bạn thử xem các cuốn báo cáo có đề tài “vĩ mô” cỡ này đi, chỉ được lèo tèo vài chục, hơn 100 trang là may lắm rồi. Mình ko có ý chê bai gì các bạn chọn đề tài cả, đó là tự do của mỗi người. Nhưng xin đừng chọn những đề tài quá “vĩ đại” giống mình, vì đó là một thói quen rất xấu khi các bạn làm “luận án” hay “báo cáo” trước hội đồng sau này. Bạn thử nghĩ xem, các hội đồng viên đều là những người từng trải, bạn đem các đề tài “khủng bố” này ra trình bày. Nếu trình bày đầy đủ hết ý thì sẽ tốn rất nhiều thời gian? Liệu bạn có nhắm đủ ko?

Còn nếu bạn trình bày quá ư là vắn tắt, thiếu tùm lum, thì sẽ chẳng khác gì là “trò cười” trước mắt các vị hội đồng viên, và do đó, điểm báo cáo của bạn sẽ rất rất thấp >_<. Do đó, hãy chọn một đề tài nhỏ nhỏ bé bé, nhưng mà mình đào sâu khai thác đến tận cùng thì nói thật, bạn cũng đã thấy “ná thở” lắm rồi, và bạn sẽ thấy cái vấn đề tưởng chừng như nhỏ bé ấy nó sẽ trở nên rất rất là tuyệt vời đấy bạn ạ. Đó cũng là một đức tính mà các vị giám đốc hãy khuyên mình “ Muốn thành công trong việc lớn nhất vậy thì hãy bắt đầu từ những việc bé nhất, muốn làm người lớn nhất vậy thì hãy bắt đầu khởi sự từ người bé nhất ” bạn nhé ^^.

Điểm yếu thứ hai là tình trạng copy & paste quá trời ^^. Cái này là bệnh thâm căn cố hữu rồi, ngay cả mình cũng bị hoài. Nhưng cũng phải thông cảm, ở công ty đâu ai có thể đưa hết toàn bộ tài liệu cho bạn đâu, bạn chỉ còn cách lên mạng tìm, copy, paste và “bịa” thôi, đúng ko ^^?

Chú giám đốc hỏi mình “cháu mất bao lâu để có thể hoàn thành được một cuốn báo cáo?”. Thông thường một học kỳ sẽ kéo dài ba tháng, do đó, thời gian mà bạn được giao đề tài, tìm tài liệu và ghi chép để làm sẽ kéo dài trong khoảng từ 2 – 3 tháng phải ko? Ấy vậy mà, bạn biết ko? Mình thấy có một số bạn sinh viên (ngay cả mình cũng đã từng bị ^^) “siêu” lắm đấy nhá. Một cuốn báo cáo có thể hoàn tất trong vòng 1 tuần, 5 ngày, thậm chí là trong vòng….1 ngày >_<.

Khi mình hỏi chú C. (giám đốc công nghệ thông tin), khi chú còn đang thi lấy bằng tiến sĩ ở bên Đức (vãi thật >_), chú ấy nói viết một báo cáo là cả một tâm huyết và công trình, một ngày “nặn” ra được một tờ là hay lắm rồi đấy, còn ko chỉ là vài dòng mà thôi. Tất nhiên, thật quá phí lý để có thể so sánh báo cáo của một sinh viên với báo cáo của một….tiến sĩ ^^. Ý mình ở đây là, hạn chế copy & paste đi bạn nhé, ko có lợi gì cho bạn sau này đi làm đâu, vì một nhà lãnh đạo giỏi họ sẽ phát hiện ngay ra bạn “ăn cắp” ý tưởng trên mạng hay của người khác, và thế là bạn…”out” ^^.

Ý cuối cùng, và cũng là ý mà mình thấy cực kỳ phi lý nhất (quan điểm cá nhân thôi), thế mà sinh viên trường nào (kể cả Hoa Sen) đều phải chịu. Đó là gì? Đưa ra giải pháp đấy , bạn ạ >_<.

Bạn thử đặt mình vào một vai trò của một giám đốc, mình ví dụ là giám đốc nhân sự nhé (tại mình học ngành nhân sự ^^), bạn nhận một sinh viên vô thực tập, thế nhưng, chỉ sau vài tháng ở đó, sinh viên này đã liệt kê ra được những khiếm khuyết của chính công ty họ và còn đưa ra các giải pháp kèm theo. Nếu là bạn, bạn nghĩ sao? Mình đã làm công ty này trên chục năm, mọi khúc mắc vấn đề ngay cả mình còn chưa có giải quyết triệt để, thì nay, một tên sinh viên “hỉ mũi chưa sạch”, chỉ sau chưa đầy 2 tháng ở công ty, ko có đủ tài liệu hồ sơ do mình cung cấp.

Ấy vậy mà đã nó đã tìm ra nguyên nhân và còn đề ra được các giải pháp mới ghê. Liệu bạn nghĩ giám đốc có chấp nhận ký vào cuốn báo cáo thực tập của bạn chứ? Ký được mới sợ >.<, nếu họ ký thì họ chẳng khác gì thừa nhận họ với trên chục năm kinh nghiệm lại “ ” hơn một tên sinh viên còn chưa tốt nghiệp. Lòng tự trọng và sĩ diện của họ ở đâu? Đó là chưa kể nếu xui xẻo các cuốn báo cáo này rơi vào tay của đối thủ cạnh tranh, vậy thì sao đây? Họ chấp nhận à?

Ấy vậy mà bạn biết ko? Vẫn có những trưởng phòng ký tên vào các cuốn báo cáo của bạn đó ^^. Mình biết trường có ý tốt để bạn tư duy hay học hỏi phát huy sáng kiến , nhưng theo mình thì chỉ có thể áp dụng được ở các các công ty nhỏ lẻ mà thôi. Vì sao? Thường thì đa số, như mình nói lúc đầu, trường mình đa số toàn cho sinh viên thực tập vào các công ty nhỏ lẻ.

Do mới đầu thành lập, còn khó khăn nên có đủ vấn đề để nói và các giải pháp kèm theo, đó là điều dễ hiểu và rất tốt cho các bạn sinh viên đang thực tập nhưng muốn phát huy sự sáng tạo của mình. Nhưng nếu là ở các công ty tập đoàn lớn thì sao? Mơ đi nhé, liệu họ có đủ “chai mặt” ký vào sổ báo cáo cho bạn ko ^^?

Như đã nói lúc ban đầu, cái tên đề tài mà mình chọn khi chuẩn bị đi thực tập tốt nghiệp là “các giải pháp để nâng cao giải pháp quản lý nhân sự cho công ty ***”. Ngoài tên đề tài quá chung chung ra, còn có một lỗi cực kỳ quan trọng, đó chính là đã đụng chạm vào lòng tự ái của ba vị giám đốc, nhất là vị phó tổng (lo về nhân sự >_<). Do đó, nếu như trường lỡ phân bạn vào một công ty lớn thì mình thành thật….chia buồn. Cũng như vị giám đốc đã nói với mình “ Cháu chưa đủ sức để tự mình đưa ra giải pháp cho công ty đâu ”.

Ấy thế mà, nghịch lý ở chỗ, bất kỳ cuốn báo cáo nào cũng bắt buộc phải có giải pháp, và nó lại luôn chiếm điểm nhiều nhất nữa chứ >_<. Theo ý kiến của mình, cái này chỉ nên dành riêng cho các sinh viên năm cuối, còn các sinh viên năm khác (nhất là năm đầu), không phải là người của công ty, ko ở trong công ty, tài liệu xin được từ công ty có hạn, vậy mà tự mình phân tích được các nguyên nhân đã là giỏi lắm luôn rồi, thật đấy. Ấy vậy mà còn bắt ghi luôn cả giải pháp, pó tay >.<. Theo mình, phần giải pháp chỉ là phần tính điểm thêm thôi, ko bắt buộc có lẽ sẽ tốt hơn. Nhiều lúc, trường hơi làm khó sinh viên quá, bạn nhỉ ^^.

P/S: Vì lý do cá nhân và một số lý do khác, mình xin được xóa tên của công ty mình thực tập, mong các bạn đọc sau thông cảm. Hy vọng bài chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho các bạn sinh viên Hoa Sen đi thực tập sau này^^. Bài mình viết tuy ko hay cho lắm, nhưng hy vọng các bạn sẽ giới thiệu cho các bạn mình đọc để gây ấn tượng tốt hơn cho các nhà tuyển dụng sau này.
Còn bạn nào đem sang các diễn đàn khác xin thêm một câu vào cuối bài: Bài này đã được viết bởi một sinh viên Hoa Sen. Xin cám ơn, ^^


Theo vn-zoom.com