Những Thói Quen Có Hại Khi Dùng Dtdd
13:31PM 10/07/2010, Khác
Khi chúng ta thực hiện một cuộc gọi nhưng chưa nhận được tín hiệu trả lời, thì công suất phát xạ của máy sẽ tự động tăng lên. Lúc đó tốt nhất chúng ta nên để máy ra xa tai.
Đứng ở góc tường để nói chuyện
Thường khi nhận (hoặc thực hiện) một cuộc gọi “riêng tư”, không ít người thích chọn cho mình một góc khuất. Nói chung ở góc khuất của các công trình kiến trúc, các tín hiệu vô tuyến tới được đó thường rất yếu.
Lúc này máy sẽ tự động tăng công xuất phát xạ. Điều này sẽ kiến cơ thể bạn phải hứng chịu những tia phát xạ có cường độ mạnh, ảnh hưởng xấu đến cơ thể người sử dụng máy.
Cũng hoàn toàn tương tự nếu bạn sử dụng điện thoại trong buồng cầu thang máy hoặc trong một phòng nhỏ bị đóng kín.
Đeo ĐTDĐ ở cổ hoặc giắt ở thắt lưng
Phạm vi sóng phát xạ của điện thoại là một vành đai mà trung tâm phát xạ là chiếc điện thoại. Khoảng cách giữa máy và cơ thể chúng ta sẽ quyết định mức độ mà cơ thể chúng ta hấp thụ các tia phát xạ đó là nhiều hay ít.
Vì vậy khi trở thành chủ nhân của chiếc ĐTDĐ, thì chúng ta phải duy trì một khoảng cách hợp lý giữa cơ thể với chiếc ĐTDĐ đó.
Theo các chuyên gia y học thì những người có vấn đề về tim thì tốt nhất là không nên để ĐTDĐ ở trước ngực. Nếu thường xuyên giắt ĐTDĐ ở cạnh sườn hoặc trước bụng cũng có khả năng sẽ ảnh hưởng không tốt tới bộ máy sinh dục.
Cách tốt nhất là chúng ta nên để ĐTDĐ vào túi xách ở tầng ngoài cùng để đảm bảo chất lượng phủ sóng đạt mức tối đa.
Để máy sát tai khi chưa có tín hiệu trả lời
Khi chúng ta thực hiện một cuộc gọi nhưng chưa nhận được tín hiệu trả lời, thì công suất phát xạ của máy sẽ tự động tăng lên. Lúc đó tốt nhất chúng ta nên để máy ra xa tai.
Thường thì độ 5 giây sau mới có tín hiệu trả lời, lúc đó chúng ta hãy để máy lại gần ở khoảng cách hợp lý.
Tín hiệu máy càng yếu càng áp chặt tai vào máy
Khi tín hiệu nhận được càng yếu, thì theo bản năng rất nhiều người càng áp chặt máy vào gần tai hơn nữa. Nhưng nếu như căn cứ vào nguyên tắc hoạt động của máy, thì khi tín hiệu yếu, máy sẽ tự động nâng công suất phát xạ sóng điện từ, và khi đó cường độ sóng phát xạ sẽ tăng lên một cách rõ rệt. Lúc đó nếu máy được áp quá sát vào tai sẽ khiến cho não bộ của chúng ta hấp thụ tia phát xạ lớn gấp vài lần bình thường.
Vừa sử dụng máy vừa đi lại
Một số người có thói quen khi sử dụng ĐTDĐ thường đi đi lại lại. Họ không biết rằng khi đó sẽ khiến cho tín hiệu nhận được mạnh yếu là khác nhau, vì tín hiệu vô tuyến phụ thuộc vào vị trí của máy thu. Vì vậy sẽ dẫn tới việc có thể trong một khoảng thời gian nào đó công suất tia phát xạ sẽ tăng mạnh, rất không lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra việc người sử dụng ĐTDĐ khi đang đi trên các phương tiện giao thông cũng sẽ rất bất lợi. Bởi khi đó để đảm bảo tín hiệu thông suốt ở các vị trí khác nhau, công suất phát xạ sẽ thay đổi, và cơ thể chúng ta sẽ hấp thụ các tia phát xạ cũng sẽ lớn hơn nhiều lần lúc bình thường.
Đứng ở góc tường để nói chuyện
Thường khi nhận (hoặc thực hiện) một cuộc gọi “riêng tư”, không ít người thích chọn cho mình một góc khuất. Nói chung ở góc khuất của các công trình kiến trúc, các tín hiệu vô tuyến tới được đó thường rất yếu.
Lúc này máy sẽ tự động tăng công xuất phát xạ. Điều này sẽ kiến cơ thể bạn phải hứng chịu những tia phát xạ có cường độ mạnh, ảnh hưởng xấu đến cơ thể người sử dụng máy.
Cũng hoàn toàn tương tự nếu bạn sử dụng điện thoại trong buồng cầu thang máy hoặc trong một phòng nhỏ bị đóng kín.
Đeo ĐTDĐ ở cổ hoặc giắt ở thắt lưng
Phạm vi sóng phát xạ của điện thoại là một vành đai mà trung tâm phát xạ là chiếc điện thoại. Khoảng cách giữa máy và cơ thể chúng ta sẽ quyết định mức độ mà cơ thể chúng ta hấp thụ các tia phát xạ đó là nhiều hay ít.
Vì vậy khi trở thành chủ nhân của chiếc ĐTDĐ, thì chúng ta phải duy trì một khoảng cách hợp lý giữa cơ thể với chiếc ĐTDĐ đó.
Theo các chuyên gia y học thì những người có vấn đề về tim thì tốt nhất là không nên để ĐTDĐ ở trước ngực. Nếu thường xuyên giắt ĐTDĐ ở cạnh sườn hoặc trước bụng cũng có khả năng sẽ ảnh hưởng không tốt tới bộ máy sinh dục.
Cách tốt nhất là chúng ta nên để ĐTDĐ vào túi xách ở tầng ngoài cùng để đảm bảo chất lượng phủ sóng đạt mức tối đa.
Để máy sát tai khi chưa có tín hiệu trả lời
Khi chúng ta thực hiện một cuộc gọi nhưng chưa nhận được tín hiệu trả lời, thì công suất phát xạ của máy sẽ tự động tăng lên. Lúc đó tốt nhất chúng ta nên để máy ra xa tai.
Thường thì độ 5 giây sau mới có tín hiệu trả lời, lúc đó chúng ta hãy để máy lại gần ở khoảng cách hợp lý.
Tín hiệu máy càng yếu càng áp chặt tai vào máy
Khi tín hiệu nhận được càng yếu, thì theo bản năng rất nhiều người càng áp chặt máy vào gần tai hơn nữa. Nhưng nếu như căn cứ vào nguyên tắc hoạt động của máy, thì khi tín hiệu yếu, máy sẽ tự động nâng công suất phát xạ sóng điện từ, và khi đó cường độ sóng phát xạ sẽ tăng lên một cách rõ rệt. Lúc đó nếu máy được áp quá sát vào tai sẽ khiến cho não bộ của chúng ta hấp thụ tia phát xạ lớn gấp vài lần bình thường.
Vừa sử dụng máy vừa đi lại
Một số người có thói quen khi sử dụng ĐTDĐ thường đi đi lại lại. Họ không biết rằng khi đó sẽ khiến cho tín hiệu nhận được mạnh yếu là khác nhau, vì tín hiệu vô tuyến phụ thuộc vào vị trí của máy thu. Vì vậy sẽ dẫn tới việc có thể trong một khoảng thời gian nào đó công suất tia phát xạ sẽ tăng mạnh, rất không lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra việc người sử dụng ĐTDĐ khi đang đi trên các phương tiện giao thông cũng sẽ rất bất lợi. Bởi khi đó để đảm bảo tín hiệu thông suốt ở các vị trí khác nhau, công suất phát xạ sẽ thay đổi, và cơ thể chúng ta sẽ hấp thụ các tia phát xạ cũng sẽ lớn hơn nhiều lần lúc bình thường.