Ngồi Xổm Đúng Cách: Một Cách Tập Luyện
07:07AM 13/04/2012, Khác
Bác sĩ Đông y Mã Truyền Lê, Phó chủ nhiệm khoa Trung y Viện Trung y Nam Kinh (Trung Quốc) đã dành 30 năm để nghiên cứu về tác dụng của ngồi xổm với sức khỏe. Ông nhận thấy, dù tư thế này rất đơn giản nhưng nó lại là cách rèn luyện sức khỏe và vóc dáng rất hiệu quả.
Vì sao ngồi xổm lại có lợi cho sức khỏe đến vậy! Kết luận của Viện Trung Y Nam Kinh (Trung Quốc) cho thấy tư thế ngồi xổm đem lại sự lưu thông máu tốt hơn cho cơ thể, phòng chống được các bệnh về tim mạch, về cột sống và đặc biệt, nó còn đem lại một cơ thể như ý muốn cho nhiều chị em phụ nữ.
Bác sĩ Mai cho biết, ngồi xổm rất có lợi cho sức khỏe. Trong quan điểm của người Trung Quốc, cẳng chân là trái tim thứ hai của cơ thể. Nó không chỉ là để vận động hay chống đỡ cơ thể mà còn có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người.
Một thói quen tốt
Tác động của cẳng chân là tác động vào sức khỏe của mỗi người. Khi ngồi xổm, các cơ bắp ở vùng bụng, đùi và mông đều bị ép chặt, huyết dịch ở cẳng chân nhanh chóng dồn về tim, thúc đẩy lưu thông máu của tim và phổi, lượng khí vào phổi tăng nên rất hiệu quả với việc tập luyện sức khỏe. Bác sĩ Mã cũng cho biết, tư thế ngồi xổm cũng giống như tư thế của bào thai trong bụng mẹ, tư thế bản năng của con người khi tìm tư thế dễ chịu hay sự che chở. Vậy, làm thế nào để có cẳng chân khỏe. Câu trả lời là hãy tập ngồi đúng cách.
Trong nghiên cứu tuổi thọ của người Nhật, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng người Nhật có tuổi thọ cao một phần là do thói quen ngồi, kể cả khi làm việc lẫn nghỉ ngơi. Khi đó, bắp thịt giữa vùng bụng và đùi của bạn thường xuyên bị chèn ép, không có chỗ cho phần mỡ thừa tăng trưởng. Hay những người nông dân thường ngồi xổm làm việc, ăn cơm hay trò chuyện nên cẳng chân của họ to khỏe hơn người thành phố và sức khỏe hơn người thành phố và sức khỏe của họ cũng tốt hơn.
Bác sĩ Mã cũng cho rằng, ngồi xổm khá tốt cho “công cuộc làm đẹp” của chị em phụ nữ. Khi ngồi, toàn bộ đùi đè ép lên vùng bụng, làm giảm khả năng sinh ra mỡ thừa, rất hiệu quả trong việc giảm béo.
Ngoài ra, so với chạy nhảy, bầu ngực luôn bị rung động nên dễ bị chảy xệ, ngồi khiến hai đùi sẽ ép chặt hai bầu ngực, từ ngoài vào và hướng lên trên, giúp bầu ngực trở nên rắn chắc hơn…Ngồi xổm có rất nhiều kiểu như kiểu “cung tên”, kiểu “bát quái”, kiểu “lấy đồ”… Nếu ngồi đúng cách và tập luyện thường xuyên rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể ngồi xổm khi làm việc nhà, xem ti vi, đọc sách…Đôi khi, bạn cảm thấy không “thoải mái” hay “thiếu lịch sự” như ngồi bình thường nhưng đó là một cách tập luyện.
Bác sĩ Mã khuyên rằng, khi mới tập luyện, mỗi ngày, bạn nên dành ít nhất 30 phút, chia làm hai lần để tập ngồi. Sau đó, khi đã quen thuộc, bạn có thể tập bất cứ lúc nào trong ngày, chỉ cần bạn thích. Và cũng nên rủ ông xã/bà xã tập cùng nhé. Dưới đây là ba bài tập được bác sĩ Mã đánh giá cao: ngồi thường ngày, ngồi cùng nhau và nằm bó gối.
Ngồi thường ngày
Ngồi xổm thường ngày chia thành ngồi xổm làm việc và ngồi xổm nghỉ ngơi. Ngồi xổm khi làm những công việc nhà như rửa rau, giặt quần áo…hai cẳng chân nên giang ra, hai chân cũng giang ra, mở rộng vai, hai đầu gối ép vào ngực, hai tay vòng ra ngoài gối làm việc.
Bạn không nên hạn chế thời gian khi ngồi kiểu này. Lúc nào thấy mỏi thì nghỉ, đứng lên đi lại hoặc dùng ghế. Còn ngồi xổm khi nghỉ ngơi là bạn cần tập luyện theo phương pháp này. Bạn có thể ngồi xổm khi xem ti vi, xem sách, nghe nhạc, hai cẳng chân khép lại, lưng thẳng, hai tay ôm ngực hay thả lỏng đều được. Bạn có thể ngồi trên salon nhưng tốt nhất là ngồi dưới nền nhà. Thời gian tập luyện ban đầu nên khoảng 10 phút, hai lần mỗi ngày.
Cùng ngồi xổm
Kiểu ngồi này thích hợp cho hai vợ chồng cùng tập luyện. Có hai kiểu tập là dựa lưng vào nhau hoặc nối toa xe. Khi bạn tập cách dựa lưng ngồi xổm, hai chân phải khép lại, chân và lưng của hai người phải dựa hẳn vào nhau, sau đó từ từ ngồi xuống, phần lưng hai người dựa hẳn vào nhau và giữ thăng bằng, hai tay giơ ra phía trước. Thời gian tập luyện ban đầu là 10 phút và kéo dài hơn khi đã quen.
Ngồi xổm kiểu toa xe là một người dựa lưng vào tường, hay tay giơ ra phía trước, đặt vào vai người ngồi trước. Người trước ngồi xuống, eo và lưng thẳng, ép chặt vào đầu gối người ngồi dựa lưng vào tường, hai tay cũng giơ thẳng ra phía trước. Thời gian tập ban đầu nên kéo dài 3 phút, số lần không hạn chế. Cách ngồi này sẽ giúp bạn rèn luyện được cơ bắp vùng lưng và bụng, rất tốt cho việc phòng tránh những chứng bệnh như: mỏi lưng, lệch đĩa đệm cột sống…
Nằm bó gối
Nằm bó gối nên tập khi đi ngủ. Bạn có thể nằm ngửa hoặc nằm nghiêng đều được. Khi tập luyện, bạn gấp khúc hai đầu gối, cố gắng ép chặt vào ngực, hai tay ôm chặt cẳng chân, cố gắng giữ tư thế này càng lâu càng tốt. Luyện tập cách nằm nghiêng bó gối tốt nhất là hai vợ chồng cùng tập, nằm dựa lưng vào nhau. Theo quan niệm Đông y, khi ta nằm bó gối, đường kinh lạc của cơ thể bi chèn ép, rất có lợi cho việc lưu thông máu, phòng chống được các bệnh về tim mạch và chứng trứng phong. Tuy nhiên, người già không nên tập luyện theo cách tập luyện nào.