Quản Lý Bản Thân

11:08AM 14/01/2011, Góc tâm hồn

Quản lý không chỉ dành cho nhà quản lý, cũng như lãnh đạo không chỉ dành cho nhà lãnh đạo...
...Chúng ta tất cả đều quản lý, và chúng ta đều lãnh đạo; đây không phải là những hành động dành riêng cho những ai tình cờ giữ những “vị trí” này trong một công ty.

Tuy nhiên nếu muốn quản lý người khác, điều quan trọng là mỗi người phải có khả năng quản lý bản thân mình. Đây là những khái niệm có thể cho chúng ta những nguyên tắc tuyệt vời để sống và làm việc.

Sống theo các giá trị của bạn, cho dù chúng là gì. Khi bạn không sống như vậy bạn sẽ dễ làm mọi người rối tung vì không biết được bạn sẽ hành xử như thế nào. Không cần phải bắt chước hay giống một ai – dù đó là một người tài giỏi và đáng khâm phục. Bạn chỉ cần là chính mình, vì bạn đặc biệt và duy nhất.

Hãy nói ra! Không ai có thể “nghe” thấy những gì bạn nghĩ nếu bạn không sẵn sàng nói ra. Đọc suy nghĩ là điều gì đó mà hầu hết mọi người không thể làm được. Cách thức bày tỏ cũng biểu hiện tính cách của bạn và cũng giúp người xung quanh hiểu bạn nhiều hơn.

Hãy tôn trọng những lời nói và giữ lời hứa của mình. Nếu không, mọi người cuối cùng sẽ không tin vào những gì bạn nói. Và sau đó, liệu những lời nói đó sẽ có tác dụng hay ý nghĩa gì với ai? Cách thức tôn trọng bản thân thể hiện ở chỗ bạn dám nói – dám làm và dám hành xử như những gì mình nói ra.

Khi bạn đòi hỏi ai phải có trách nhiệm hơn, hãy đảm bảo mình có đầy đủ trách nhiệm. Đừng mong đợi ở một ai đó điều mà bản thân bạn chưa từng thử hay chưa từng làm. Bạn có thể góp ý, nhưng đừng ép buộc người khác theo kiểu “bạn phải….”. Chỉ khi bạn hoàn thành trách nhiệm của mình và không sơ suất, bạn mới đủ tự tin để yêu cầu một ai đó làm một việc gì đó.

Quyết tâm gầy dựng sự tin tưởng. Bạn sẽ hành động thế nào để người khác bày tỏ sự tôn trọng và tin tưởng bạn. Đừng nghĩ, đòi hỏi hay mơ mộng rằng ai đó sẽ nhìn thấy thực tài của bạn khi bạn chưa cố gắng hết mình để thể hiện chúng.

Tạo những thói quen tốt và loại bỏ những thói quen xấu. Những thói quen tốt giúp chuyển các nguồn năng lượng của bạn thành chuỗi động lượng hài hòa cho bạn; các thói quen xấu thì hủy hoại năng lượng của bạn và làm bạn kiệt quệ.

Hãy có đạo đức nghề nghiệp. Kỳ lạ thay, những giá trị “kiểu cũ” như: đáng tin, đúng hẹn, chuyên nghiệp và siêng năng lại đang được đánh giá cao hơn bao giờ hết. Hãy là người của hành động. Luôn tìm tòi giải pháp. Quyết tâm làm những gì cần phải làm.

Hãy là người quan tâm. Háo hức đọc, nghe để học, rồi chia sẻ những thứ bạn biết cho mọi người. Ai cũng sẽ chú ý đến một người biết cách thể hiện sự quan tâm một cách tinh tế và bày tỏ sự hiểu biết của mình một cách tự tin.

Hãy là người tử tế. Lịch thiệp, nhã nhặn và tôn trọng. Hãy luôn chu đáo. Những cách hành xử này vẫn có giá trị kỳ lạ trong cuộc sống. Đừng cho rằng khi mình có địa vị đồng nghĩa với việc mình có quyền có những hành vi trên người khác.

Hãy là người có kỷ luật. Đó là những gì mà người lớn gọi là “trưởng thành”.

Giữ mình luôn khỏe và chăm sóc cho bản thân. Tập thể dục cho tâm trí, thể xác và tinh thần để bạn có thể là người đáng tin cậy, và như thế bạn sẽ sống cởi mở và giàu có.

Tưởng chừng như đơn giản nhưng 11 nguyên tắc này đã, đang và sẽ theo bạn suốt khoảng thời gian lớn trong cuộc đời. Chỉ cần bạn ý thức được bạn sẽ trở thành một người ra sao, bạn sẽ biết cách vận dụng 11 nguyên tắc một cách uyển chuyển và hợp lý cho chính mình.


Theo Vuontoithanhcong